PC07 là phòng gì? Trường phòng PC07 có nhiệm vụ gì trong công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC? Nguyên tắc PCCC và cứu nạn cứu hộ được quy định như thế nào?
>> Trình tự đầu tư xây dựng được quy định như thế nào?
>> Hồ sơ đánh giá an toàn công trình bao gồm những nội dung gì?
Phòng PC07 là Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc công an tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Phòng PC07 có nhiệm vụ chính:
- Tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh, thành phố về công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
- Trực tiếp thực hiện PCCC, cứu nạn, cứu hộ trong các vụ cháy, sự cố, tai nạn, và tham gia tìm kiếm cứu nạn.
[…]
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Thông tư 82/2021/TT-BCA, quy định trong công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC, trưởng phòng PC07 Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ như sau:
(i) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC thuộc phạm vi quản lý.
(ii) Tổ chức công tác nắm tình hình, thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC.
(iii) Tổ chức thực hiện công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC theo phân cấp.
(iv) Nghiên cứu, đề xuất việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư xây dựng.
(v) Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo và các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.
File Word Luật Phòng cháy và chữa cháy & các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 15/5/2024 |
PC07 là phòng gì; Trường phòng PC07 có nhiệm vụ gì trong công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025, quy định nguyên tắc PCCC và cứu nạn, cứu hộ như sau:
(i) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế thì hoạt động PCCC cứu nạn, cứu hộ được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại hoặc yêu cầu đối ngoại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
(ii) Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC, cứu nạn, cứu hộ; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
(iii) Chủ động phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính; kịp thời phát hiện sơ hở, thiếu sót về PCCC và có biện pháp khắc phục; xác định phòng cháy, phòng ngừa tai nạn, sự cố là nhiệm vụ thường xuyên.
(iv) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện cần thiết để kịp thời chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
(v) Thống nhất chỉ huy, điều hành, phát huy vai trò của lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chỗ khi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố; ưu tiên cứu người, cứu tài sản; mọi nguồn nước, chất chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.
(vi) Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong hoạt động PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
(vii) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(viii) Bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, bình đẳng giới trong hoạt động PCCC cứu nạn, cứu hộ.