Năm 2025, thời điểm nộp hồ sơ cấp giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư là khi nào? Hồ sơ cấp giấy phép môi trường năm 2025 bao gồm những gì?
>> Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chuyển giao công nghệ bao gồm những gì?
>> Xe oto (xe hơi) lùi xe ở đường ngược chiều thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP), thời điểm chủ đầu tư phải nộp hồ sơ cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
Theo đó, chủ dự án đầu tư (bao gồm cả dự án đầu tư mở rộng của cơ sở đang hoạt động, dự án có phân kỳ đầu tư đang hoạt động) nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trong các trường hợp sau:
- Sau khi đã hoàn thành toàn bộ dự án hoặc phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn)
- Sau khi công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải và các công trình bảo vệ môi trường kèm theo.
Theo đó, chủ dự án đầu tư (bao gồm cả dự án đầu tư mở rộng của cơ sở đang hoạt động) tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi đã có đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
Trường hợp dự án đã có thủ tục về môi trường theo quy định, đang trong quá trình xây dựng, chủ dự án đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trước khi đi vào vận hành.
Lưu ý: Chủ cơ sở tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để bảo đảm thời điểm phải có giấy phép môi trường theo quy định nhưng chậm nhất:
- Trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.
- Trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tính đến thời điểm phải có giấy phép môi trường.
Tóm lại, năm 2025, thời điểm chủ dự án đầu tư phải nộp hồ sơ cấp giấy phép môi trường là:
- Nộp sau khi hoàn thành toàn bộ dự án, giai đoạn đầu tư, hoặc công trình phát sinh chất thải đối và công trình bảo vệ môi trường kèm theo với dự án cần đánh giá tác động môi trường.
- Nộp khi có đủ hồ sơ hoặc trước khi vận hành nếu đang xây dựng đối với dự án không cần đánh giá tác động môi trường.
Hạn cuối nộp hồ sơ là trước 45 ngày (cấp bộ) hoặc 30 ngày (UBND cấp tỉnh, huyện) tính tới thời điểm phải có giấy phép.
Biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP |
Thời điểm nộp hồ sơ cấp giấy phép môi trường năm 2025 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Hồ sơ cấp giấy phép môi trường năm 2025 được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP). Cụ thể như sau:
Theo đó, hồ sơ cấp giấy phép môi trường năm 2025 bao gồm:
(i) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường (theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP).
(ii) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (theo mẫu tại Phụ lục VIII, IX, X, XI và XII ban hành kèm theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP).
(iii) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Cụ thể như sau:
- Đối với dự án đầu tư, dự án đầu tư mở rộng của cơ sở đang hoạt động không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:
Bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư, dự án đầu tư mở rộng theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.
- Đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc trường hợp nêu trên:
Chủ dự án đầu tư, cơ sở không phải nộp tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 109 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024), đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
(i) Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
(ii) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản (i).
Lưu ý: Đối tượng quy định tại khoản (i) Mục này được miễn giấy phép môi trường khi thuộc trường hợp sau đây:
- Dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Dự án đầu tư hoặc phương án khai thác khoáng sản nhóm IV theo quy định của pháp luật về địa chất, khoáng sản của tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, lựa chọn là nhà thầu thi công để phục vụ các dự án sau:
+ Các dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công khẩn cấp, công trình, hạng mục công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
+ Thực hiện các biện pháp huy động khẩn cấp để kịp thời ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai, thi công các công trình phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.