Tấm pin năng lượng mặt trời có phải là chất thải nguy hại không? Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại được quy định ở đâu?
>> Có cần đổi bằng lái xe khi quy định mới bằng lái xe có hiệu lực?
>> Giải thể công ty cổ phần 2024 có tốn phí không?
Căn cứ Mã chất tải 190207 Danh mục chi tiết của các chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát, chất thải rắn công nghiệp thông thường quy định tại Mục C Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 02/2022/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 3323/QĐ-BTNMT năm 2022), xác định được Pin mặt trời thải (tấm quang năng thải) có ký hiệu phân loại KS.
Theo hướng dẫn tại điểm 1.7.1 Mẫu số 01 Phụ lục III nêu trên về ký hiệu phân loại chất thải, chất thải công nghiệp phải kiểm soát được ký hiệu là KS. Khi đó cần áp dụng ngưỡng CTNH (hay ngưỡng nguy hại của chất thải) theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại để phân định là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường.
>>Quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại được quy định cụ thể tại Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT.
Như vậy, tấm pin năng lượng mặt trời được phân loại là chất thải công nghiệp phải kiểm soát. Cần áp dụng ngưỡng chất thải nguy hại quy định tại Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT để xác định tấm pin năng lượng mặt trời là chất thải nguy hại hay chất thải rắn công nghiệp thông thường. Xem chi tiết tại Mục 2.
Danh mục chi tiết của các chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát, chất thải rắn công nghiệp thông thường |
Giải đáp thắc mắc Tấm pin năng lượng mặt trời có phải là chất thải nguy hại không
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Mục 2.1.1 Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT, một chất thải có khả năng là chất thải nguy hại được phân định là chất thải nguy hại (CTNH) nếu có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
(i) Có ít nhất một tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTNH (nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm hoặc độ axit tương đương với các mức giá trị quy định tại cột «Ngưỡng CTNH» trong Bảng 1 Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT.
(ii) Có ít nhất một thành phần nguy hại vô cơ hoặc hữu cơ mà đồng thời giá trị hàm lượng tuyệt đối và giá trị nồng độ ngâm chiết đều vượt ngưỡng CTNH (lớn hơn hoặc bằng mức giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) và ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) quy định tại điểm 2.1.5 Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT.
Trường hợp không sử dụng cả hai giá trị hàm lượng tuyệt đối hoặc nồng độ ngâm chiết (đối với các thành phần nguy hại không có cả hai ngưỡng Htc và Ctc hoặc không có điều kiện sử dụng cả hai ngưỡng) thì việc phân định CTNH sẽ chỉ áp dụng theo một ngưỡng được sử dụng.
Căn cứ Mục 2.1.1 Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT, một chất thải có khả năng là chất thải nguy hại được phân định không phải là CTNH nếu tất cả các tính chất hoặc thành phần nguy hại đều không vượt ngưỡng CTNH (hay còn gọi là dưới ngưỡng CTNH), cụ thể như sau:
(i) Nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm hoặc độ axit không tương đương với các mức giá trị quy định tại cột «Ngưỡng CTNH» trong Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT.
(ii) Tất cả các thành phần nguy hại đều có giá trị nhỏ hơn một trong hai ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) hoặc ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) quy định tại điểm 2.1.5 Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT.
Bảng 1: Các tính chất nguy hại - Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT
TT |
Tính chất nguy hại |
Ngưỡng CTNH |
1 |
Tính dễ bắt cháy |
Nhiệt độ chớp cháy < (=) 60 0C |
2 |
Tính kiềm |
pH > (=) 12,5 |
3 |
Tính axít |
pH < (=) 2,0 |
Căn cứ khoản 7 Điều 36 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại phải trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau:
(i) Có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
(ii) Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng.
(iii) Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít.
(iv) Thiết bị xếp dỡ (thủ công hoặc cơ giới).
(v) Thiết bị thông tin liên lạc.
(vi) Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa).
(vii) Trong từng ô hoặc phân khu của khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ hoặc phai màu.
(viii) Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu EXIT hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi.
(ix) Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp xã, công an, cấp cứu về y tế, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương), có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát, theo dõi.