Tài khoản 281 (các khoản nợ chờ xử lý) được áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như thế nào? – Nguyên Khang (Long An).
>> Tài khoản 201 (Cho vay) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 281 (Các khoản nợ chờ xử lý) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
- Tài khoản 281 (Các khoản nợ chờ xử lý) dùng để phản ánh các khoản nợ chờ xử lý, bao gồm: các khoản nợ có tài sản gán nợ, xiết nợ; Các khoản nợ có tài sản thế chấp liên quan đến vụ án đang chờ xét xử; Các khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm.
- Các tổ chức tài chính vi mô phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ theo từng khách hàng, theo kỳ hạn,...
- Các tổ chức tài chính vi mô chuyển các khoản nợ đang theo dõi tại tài khoản 201 (cho vay) và tài khoản 251 (cho vay bằng nguồn vốn ủy thác) sang theo dõi tại tài khoản 281 khi chờ xử lý.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 281 (các khoản nợ chờ xử lý) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 281 (Các khoản nợ chờ xử lý) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 05/2019/TT-BTC như sau:
Bên Nợ:
- Số nợ gốc chưa thu được chờ xử lý.
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá bán tài sản thu được lớn hơn khoản nợ người vay phải trả đối với những khoản nợ có tài sản xiết nợ, gán nợ.
Bên Có:
- Số nợ gốc được xử lý theo quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Số nợ gốc tồn đọng đã được xử lý.
- Số nợ gốc tồn đọng có tài sản bảo đảm được chuyển giao để xử lý theo quy định;
- Số tiền nhượng bán tài sản xiết nợ, gán nợ tổ chức tài chính vi mô đã thu được (theo số tiền thực tế thu được do bán tài sản xiết nợ, gán nợ).
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá bán tài sản thu được nhỏ hơn số nợ người vay phải trả (bù đắp rủi ro sau khi bán tài sản xiết nợ, gán nợ).
Số dư Nợ: Số nợ gốc cho vay chờ xử lý cuối kỳ.
Tại Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định nguyên tắc kế toán cụ thể như sau:
(i) Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
(ii) Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
(iii) Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
(iv) Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Kế toán 2015.
(v) Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
(vi) Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
(vii) Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các mục (i), (ii), (iii), (iv), (v) và (vi) nêu trên còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.