Cho tôi hỏi tài khoản 201 (Cho vay) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô hiện nay được quy định như thế nào? – Thúy Ngân (Đồng Nai).
>> Tài khoản 110 (tiền gửi tại NHNN) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 201 (Cho vay) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, cụ thể như sau:
- Tài khoản 201 (Cho vay) dùng để phản ánh số tiền tổ chức tài chính vi mô cho khách hàng vay.
- Tài khoản 201 (Cho vay) không phản ánh các khoản cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác.
- Tổ chức tài chính vi mô phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng vay, số đã trả,...
- Tổ chức tài chính vi mô phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với tổ chức tài chính vi mô trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay,…
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 201 (Cho vay) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 05/2019/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 201 (Cho vay) áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ:
Số tiền cho khách hàng vay .
Bên Có:
Số nợ gốc thu từ khách hàng.
Số dư Nợ:
Số nợ gốc vay còn lại của khách hàng cuối kỳ.
Các đối tượng kế toán được phân loại cụ thể tại Điều 8 Luật Kế toán 2015, như sau:
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
(i) Tiền, vật tư và tài sản cố định.
(ii) Nguồn kinh phí, quỹ.
(iii) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán.
(iv) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động.
(v) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước.
(vi) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước.
(vii) Nợ và xử lý nợ công.
(viii) Tài sản công.
(ix) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định tại mục 3.1(i), (ii), (iii), (iv) và (ix) nêu trên.
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động quy định tại mục 3.4 dưới đây, bao gồm:
- Tài sản.
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác.
- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh.
- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:
- Các đối tượng quy định tại mục 3.1 nêu trên.
- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng.
- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán.
- Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.
Điều 9. Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết - Luật Kế toán 2015 1. Kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị. 2. Khi thực hiện công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị, đơn vị kế toán phải thực hiện kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết như sau: a) Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Kế toán tổng hợp được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của kế toán chi tiết; b) Kế toán chi tiết phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo từng đối tượng kế toán cụ thể trong đơn vị kế toán. Kế toán chi tiết minh họa cho kế toán tổng hợp. Số liệu kế toán chi tiết phải khớp đúng với số liệu kế toán tổng hợp trong một kỳ kế toán. 3. Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động. |