Cho tôi hỏi về Tài khoản 110 (tiền gửi tại NHNN) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định thế nào? – Trần Hằng (Cần Thơ).
>> Tài khoản 130 (tiền gửi tại các TCTD) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
>> Tài khoản 121 (các khoản đầu tư) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định Tài khoản 110 - Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
- Tài khoản 110 - Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dùng để phản ánh số tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của các tổ chức tài chính vi mô.
- Hạch toán tài khoản 110 phải thực hiện theo các quy định sau:
+ Căn cứ để hạch toán vào tài khoản 110 là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kèm theo các chứng từ gốc.
+ Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 110 (tiền gửi tại NHNN) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Bên Nợ:
Số tiền các tổ chức tài chính vi mô gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Bên Có:
Số tiền các tổ chức tài chính vi mô rút ra.
- Số dư Nợ:
Phản ánh số tiền các tổ chức tài chính vi mô đang gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm báo cáo.
Căn cứ Điều 5 Luật Kế toán 2015 quy định về yêu cầu kế toán như sau:
- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
Điều 6. Nguyên tắc kế toán - Luật Kế toán 2015 1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. 2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính. 3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. 4. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này. 5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. 6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch. 7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước. |