Cho tôi hỏi tài khoản 130 (tiền gửi tại các tổ chức tín dụng) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô hiện nay được quy định như thế nào? – Quang Thắng (Quảng Ngãi).
>> Tài khoản 121 (các khoản đầu tư) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
>> Tài khoản 101 (tiền mặt) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2019/TT-BTC nguyên tắc đối với tài khoản 130 (tiền gửi tại các tổ chức tín dụng) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, cụ thể như sau:
- Tài khoản 130 (tiền gửi tại các tổ chức tín dụng) dùng để phản ánh số tiền của các tổ chức tài chính vi mô gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước.
- Căn cứ để hạch toán vào tài khoản 130 (tiền gửi tại các tổ chức tín dụng) là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của tổ chức tín dụng kèm theo các chứng từ gốc.
- Khi nhận được chứng từ của tổ chức tín dụng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo.
Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho tổ chức tín dụng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 130 (tiền gửi tại các TCTD) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2019/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 130 (tiền gừi tại các tổ chức tín dụng) đối với tổ chức tài chsnh vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ:
- Số tiền gửi vào các tổ chức tín dụng trong nước.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Bên Có:
- Số tiền tổ chức tài chính vi mô rút ra.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Số dư Nợ:
Số tiền của các tổ chức tài chính vi mô đang gửi tại các tổ chức tín dụng trong nước tại thời điểm báo cáo.
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, chứng từ kế toán được quy định như sau:
(i) Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu theo các nội dung sau đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán.
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán.
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán.
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
(ii) Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đơn vị kế toán trong hoạt động kinh doanh được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu tại mục 3(i) trên đây, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị mình.
(iii) Trường hợp người khiếm thị là người bị mù hoàn toàn thì khi ký chứng từ kế toán phải có người sáng mắt được phân công của đơn vị phát sinh chứng từ chứng kiến. Đối với người khiếm thị không bị mù hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán như quy định tại Luật Kế toán 2015.
(iv) Đơn vị kế toán sử dụng chứng từ điện tử theo quy định tại Điều 17 Luật Kế toán 2015 thì được sử dụng chữ ký điện tử trong công tác kế toán.
Chữ ký điện tử và việc sử dụng chữ ký điện tử được thực hiện theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005.
(v) Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu nêu tại mục 3(i) ra tiếng Việt.
Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.