Hiện nay, pháp luật quy định tài khoản 121 (các khoản đầu tư) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như thế nào? – Thu Quỳnh (Ninh Bình).
>> Tài khoản 101 (tiền mặt) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
>> Các loại tài khoản kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô?
Đối với tổ chức tài chính vi mô, tài khoản 121 được áp dụng theo nguyên tắc kế toán quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BTC. Cụ thể như sau:
- Tài khoản 121 (các khoản đầu tư) dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư tổ chức tài chính vi mô được phép đầu tư theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành. Tổ chức tài chính vi mô không được sử dụng tài khoản 121 trong trường hợp pháp luật chưa có quy định.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng...
- Tổ chức tài chính vi mô phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
- Đối với các khoản đầu tư, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi.
Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ.
Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Tài khoản 121 (các khoản đầu tư) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô, được quy định thế nào?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121 (các khoản đầu tư) áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BTC cụ thể như sau:
Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư tăng.
Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư giảm.
Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư hiện có tại thời điểm báo cáo.
Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Kế toán 2015 sau đây:
- Phát hành ấn phẩm.
- Thông báo bằng văn bản.
- Niêm yết.
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử.
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 Luật Kế toán 2015, thời hạn công khai Báo cáo tài chính được quy định như sau:
- Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
- Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật Kế toán 2015 thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
Lưu ý: Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (Căn cứ tại khoản 2 Điều 32 Luật Kế toán 2015).