Sốt siêu vi là gì? Tình trạng và biểu hiện khi người lao động bị sốt siêu vi như thế nào? Người lao động bị sốt siêu vi có được hưởng chế độ ốm đau của BHXH hay không?
>> Tổng đài bảo hiểm xã hội là gì? Tổng đài bảo hiểm có hoạt động vào ngày lễ?
>> Mới hưởng lương hưu mà qua đời, tiền đóng bảo hiểm xã hội xử lý như thế nào?
Quý khách hàng có thể tham khảo định nghĩa sau về “Sốt siêu vi là gì?”. Cụ thể:
Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus, là hiện tượng sốt cấp tính do các tác nhân virus hoặc siêu vi trùng gây ra. Sốt siêu vi là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp phổ biến. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh này có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên, một số người có thể gặp phải tình trạng sốt nghiêm trọng và cần phải nhập viện. Để việc điều trị và phòng ngừa bệnh trở nên hiệu quả hơn, chúng ta cần nắm vững các dấu hiệu của sốt siêu vi. Theo đó, sốt không phải là một loại bệnh lý mà là một triệu chứng khi hệ miễn dịch phản ứng đối với nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn.
Tham khảo một số triệu chứng và biểu hiện của người mắc sốt siêu vi :
(i) Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể từ 39 - 40 độ C, thậm chí có thể lên tới 41 độ.
(ii) Cơ thể mệt mỏi: Xuất hiện cảm giác đau nhức cơ, đau đầu.
(iii) Rối loạn tiêu hóa: Có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
(iv) Vấn đề về họng: Rát họng, sưng đỏ họng, ho khan.
(v) Triệu chứng hô hấp: Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.
(vi) Vấn đề về mắt: Chảy nước mắt, đỏ kết mạc, đau nhức hốc mắt.
(vii) Nổi hạch: Có thể thấy nổi hạch ở vùng cổ.
(viii) Phát ban: Thường xảy ra sau khi có triệu chứng sốt.
Các triệu chứng của sốt siêu vi có thể khác nhau tùy thuộc vào loại virus gây bệnh. Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu sốt siêu vi có thể biến mất chỉ sau một tuần, nhưng tình trạng mệt mỏi và ho có thể kéo dài đến vài tuần sau đó.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Sốt siêu vi là gì; Sốt siêu vi có được hưởng chế độ ốm đau của BHXH
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thông thường, triệu chứng của sốt siêu vi sẽ tự thuyên giảm trong khoảng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
1 |
Suy gan |
10 |
Viêm gan |
2 |
Suy thận |
11 |
Sốc nhiễm trùng |
3 |
Viêm phổi |
12 |
Mất nước |
4 |
Viêm phế quản |
13 |
Suy đa tạng |
5 |
Viêm não |
14 |
Sốt hô hấp |
6 |
Viêm màng não |
15 |
Mê sảng |
7 |
Xuất hiện ảo giác |
16 |
Co giật |
8 |
Hôn mê |
17 |
Nhiễm trùng huyết |
9 |
Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến tử vong |
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị sốt siêu vi sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Cụ thể, theo điều kiện hưởng chế độ ốm đau tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
(i) Người lao động bị ốm đau, gặp tai nạn không phải là tai nạn lao động, hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cần phải nghỉ việc và phải có xác nhận từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
(ii) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và cần có xác nhận từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
(iii) Lao động nữ quay trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ sinh con và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản (i) và khoản (ii) của Mục này.
3. Bị sốt siêu vi nghỉ làm, công ty có phải trả lương?
>> Quý khách hàng xem thêm [TẠI ĐÂY].