Năm 2024, trường hợp nào người lao động được hỗ trợ học nghề? Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề gồm những gì?
>> Điều kiện để công ty được hỗ trợ kinh phí đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động 2024?
>> Bảo đảm an toàn tại nơi làm việc năm 2024, trách nhiệm của công ty là như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP), người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp). Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở đào tạo nghề nghiệp.
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP), người lao động có nhu cầu học nghề thì phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm.
(i) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(ii) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
File word Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Quy định về giải quyết hỗ trợ học nghề 2024 cho người lao động
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP), quy trình giải quyết hỗ trợ học nghề cho người lao động được quy định như sau:
(i) Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP.
(ii) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xác định cụ thể nghề, thời gian hỗ trợ học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề nghiệp để trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.
Thời điểm bắt đầu học nghề của người lao động là thời điểm sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề đối với trường hợp không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và không quá 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp người lao động có nhu cầu tham gia khóa đào tạo nghề đang được cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện thì người lao động vẫn được hỗ trợ tham gia khóa học nghề này nếu thời điểm bắt đầu đào tạo nghề tính đến thời điểm ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề không quá 01 tháng và cơ sở đào tạo nghề nghiệp đảm bảo dạy bù đầy đủ kiến thức của khoảng thời gian trước khi người lao động tham gia học nghề.
Quyết định về việc hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả cho cơ sở đào tạo nghề nghiệp; 01 bản đến cơ sở đào tạo nghề nghiệp để thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động.
Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp người lao động đã có quyết định hỗ trợ học nghề nhưng chưa tham gia khóa đào tạo nghề hoặc đang tham gia khóa đào tạo nghề mà bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được hỗ trợ học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ học nghề.
(iii) Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động hết hạn nhận quyết định theo phiếu hẹn trả kết quả, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP. Quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không thực hiện chi trả tiền hỗ trợ học nghề cho cơ sở đào tạo nghề nghiệp; 01 bản đến cơ sở đào tạo nghề nghiệp để không thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động.
Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 25 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) thì cơ sở đào tạo nghề nghiệp tổ chức dạy nghề cho người lao động theo quyết định về việc hỗ trợ học nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và hằng tháng có trách nhiệm lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề.