Hoạt động quy hoạch bao gồm những gì? Theo quy định pháp luật, hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch?
>> Nghị định 02/2022 quy định về vấn đề gì? Có điểm nào nổi bật?
>> Đã có văn bản hướng dẫn Luật Đất đai 2024 hay chưa? Đó là văn bản nào?
Căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017, hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.
Căn cứ Điều 13 Luật Quy hoạch 2017, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch, gồm:
(i) Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch 2017 và pháp luật có liên quan.
(ii) Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ.
(iii) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập không đủ điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận hoặc trái với quy định của pháp luật.
(iv) Cản trở việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân.
(v) Không công bố, công bố chậm, công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cố ý công bố sai quy hoạch; cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch; hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.
(vi) Thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
(vii) Can thiệp bất hợp pháp, cản trở hoạt động quy hoạch.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Năm 2024, các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 12 Luật Quy hoạch 2017, quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch như sau:
(i) Cơ quan, tổ chức, cộng đồng có quyền tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch; cá nhân có quyền tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch.
(ii) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn yêu cầu.
(iii) Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phải tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia ý kiến, giám sát hoạt động quy hoạch; tạo điều kiện cho cá nhân tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch.
(iv) Ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về hoạt động quy hoạch phải được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch – Luật Quy hoạch 2017 1. Tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường. 3. Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia. 4. Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới. 5. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước; bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn. 6. Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch. 7. Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch. 8. Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước. |