Đổi mới sản phẩm là gì; Người lao động có nghĩa vụ gì trong trường hợp doanh nghiệp đổi mới sản phẩm hoặc công nghệ? Người sử dụng lao động được định nghĩa như thế nào?
>> Lao động nữ mang thai về sớm có bị trừ lương không?
>> Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ tối đa bao nhiêu phút khi làm việc?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định cụ thể nào về đổi mới sản phẩm là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa dưới đây để tìm hiểu đổi mới sản phẩm là gì?
Đổi mới sản phẩm (Product Innovation) là quá trình tạo ra hoặc cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình để mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Quá trình này bao gồm việc áp dụng các ý tưởng, công nghệ, tính năng hoặc thiết kế mới, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng và tạo sự khác biệt so với các sản phẩm hiện có trên thị trường.
Đổi mới sản phẩm có thể bao gồm các hoạt động sau:
- Phát triển sản phẩm mới: Tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới để đáp ứng những nhu cầu chưa được khai thác hoặc mang lại giá trị độc đáo cho người tiêu dùng.
- Cải tiến sản phẩm hiện có: Nâng cấp các sản phẩm đã có bằng cách bổ sung tính năng mới, cải thiện hiệu suất hoạt động, hoặc giải quyết những phản hồi từ khách hàng.
- Mở rộng dòng sản phẩm: Thêm các biến thể hoặc phiên bản mở rộng từ sản phẩm gốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng đa dạng hơn.
- Cải tiến quy trình: Đổi mới các phương pháp, kỹ thuật hoặc hệ thống trong sản xuất và phân phối để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, và tăng khả năng cạnh tranh.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Đổi mới sản phẩm là gì; Người lao động có nghĩa vụ gì trong trường hợp doanh nghiệp đổi mới sản phẩm hoặc công nghệ (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau:
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
…
Theo đó, đổi mới sản phẩm được xem là một trong những trường hợp thay đổi về cơ cấu và công nghệ.
Khi việc đổi mới sản phẩm dẫn đến thay đổi cơ cấu, công nghệ và ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động 2019.
Nếu có các vị trí làm việc mới, người sử dụng lao động cần ưu tiên tổ chức đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng họ.
Người sử dụng lao động được định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
|
Qúy khách hàng xem thêm >> Mất việc làm vì công ty thay đổi cơ cấu nhân sự được bồi thường thế nào?