Mô hình kinh doanh là gì? Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có những trách nhiệm gì? Doanh nghiệp có được tự tự do tìm kiếm thị trường và ký kết hợp đồng hay không?
>> Coin lending là gì? Coin lending có ưu điểm và nhược điểm gì?
>> Thuốc đơn thành phần được xem xét đưa vào danh mục khi đáp ứng đủ các tiêu chí nào?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định nào về mô hình kinh doanh là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiểu mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là bản tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu về tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp. Các công ty ở mọi lĩnh vực và giai đoạn phát triển đều cần một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh. Một số doanh nghiệp xây dựng các mô hình phức tạp với quy trình chi tiết, trong khi những doanh nghiệp khác chỉ tập trung vào những yếu tố cơ bản và nhanh chóng triển khai thực tế.
- Định hướng rõ ràng: Một mô hình kinh doanh hiệu quả giống như bản đồ dẫn đường, giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, phương hướng và các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các hoạt động quan trọng nhất.
- Thu hút đầu tư: Mô hình kinh doanh hấp dẫn và khả thi dễ dàng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Những doanh nghiệp có kế hoạch rõ ràng và tiềm năng phát triển cao sẽ nhận được sự tin tưởng và sẵn sàng đầu tư vốn từ họ.
- Xây dựng đội ngũ mạnh mẽ: Khi nhân viên hiểu rõ mô hình kinh doanh của công ty, họ sẽ có động lực làm việc cao hơn, đồng thời nhận thức được vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển và thành công của doanh nghiệp.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Mô hình kinh doanh là gì; Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có những trách nhiệm gì
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
(i) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp.
- Không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
(ii) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản (i) Mục này.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các quyền của doanh nghiệp bao gồm:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo nội dung quy định trên, doanh nghiệp có quyền tự do tìm kiếm thị trường kinh doanh cho mình và tham gia ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật.