Coin lending là gì? Coin lending có ưu điểm và nhược điểm gì? Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định như thế nào? Tài sản vay được sử dụng như thế nào theo Bộ luật Dân sự 2015?
>> Thuốc đơn thành phần được xem xét đưa vào danh mục khi đáp ứng đủ các tiêu chí nào?
>> Hạ tầng kỹ thuật khung là gì? Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì?
Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định nào về Coin lending là gì? Tuy nhiên quý khách hành có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiều Coin lending là gì:
Coin Lending hay Crypto Lending, là hình thức cho vay tiền điện tử, trong đó người dùng cho mượn đồng coin hoặc token của mình để nhận lãi suất trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời hạn cho vay, người cho vay sẽ nhận lại số vốn gốc cùng với phần lãi suất đã được thỏa thuận trước. Người vay có thể là các cá nhân khác hoặc các sàn giao dịch tiền điện tử.
(i) Ưu điểm của hình thức Coin lending:
- Đối với người cho vay: Có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động với lãi suất cao hơn đáng kể so với việc gửi tiết kiệm truyền thống, chỉ bằng cách cho vay số tiền điện tử sẵn có.
- Đối với người vay: Loại bỏ các rào cản từ hệ thống tài chính truyền thống, giúp tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Không yêu cầu kiểm tra lịch sử tín dụng, giúp người vay không phải lo lắng nếu có hồ sơ tín dụng không tốt.
- Có thể vay với lãi suất cạnh tranh hơn so với các khoản vay truyền thống.
(ii) Nhược điểm của hình thức Coin lending:
- Khi gửi tài sản điện tử lên các nền tảng cho vay, chúng thường không có tính thanh khoản và không thể truy cập sớm.
- Các nền tảng cho vay tiền điện tử không được quản lý cẩn thận, không cung cấp các biện pháp bảo mật tuyệt đối giống như ngân hàng.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Coin lending là gì? Coin lending có ưu điểm và nhược điểm gì (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay cụ thể như sau:
(i) Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(ii) Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
(iii) Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(iv) Trường hợp vay không có lãi: khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
(v) Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả
Trong trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo quy định tại Điều 467 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sử dụng tài sản vay như sau:
Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.