Hạ tầng kỹ thuật khung là gì? Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì? Các nội dung chủ yếu của của quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
>> ECS là gì? Quy định về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử như thế nào?
>> SCM là gì? Cấu trúc của SCM là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP giải thích định nghĩa hạ tầng kỹ thuật khung cụ thể như sau:
Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính của đô thị, nông thôn và khu chức năng; được xác định trong nội dung quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; gồm các công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật không theo tuyến.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Hạ tầng kỹ thuật khung là gì; Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên dự án.
- Địa điểm xây dựng; hướng tuyến công trình (với công trình xây dựng theo tuyến).
- Người quyết định đầu tư; chủ đầu tư.
- Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở; tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở (nếu có).
- Loại, nhóm dự án; danh mục; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính.
- Mục tiêu dự án.
- Diện tích đất sử dụng.
- Quy mô đầu tư xây dựng: quy mô công suất, khả năng phục vụ; một số chỉ tiêu, thông số chính của công trình chính thuộc dự án.
- Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn (danh mục tiêu chuẩn chủ yếu có thể được chấp thuận theo văn bản riêng).
- Tổng mức đầu tư; giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư.
- Kế hoạch thực hiện, tiến độ thực hiện từng giai đoạn, hạng mục chính của dự án, phân kỳ đầu tư (nếu có), thời hạn của dự án, (nếu có).
- Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án.
- Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng.
- Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên (nếu có); phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).
- Các nội dung khác (nếu có).
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 64 Luật số 62/2020/QH14) về việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng theo từng loại nguồn vốn như sau:
- Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt.
- Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường.
Căn cứ tại khoản 28 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định về giải thích khái niệm nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng cụ thể:
Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.