Có thể hiểu ECS là gì? Pháp luật hiện hành quy định về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử như thế nào? Quyết toán bù trừ điện tử được quy định như thế nào?
>> SCM là gì? Cấu trúc của SCM là gì?
>> Xe khách chở vượt quá số người cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Thắc mắc “ECS là gì?” được giải đáp như sau: ECS (Dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử) là một hệ thống thanh toán tự động giúp xử lý các giao dịch định kỳ hoặc số lượng lớn giữa các ngân hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Nó giúp giảm thiểu các bước thủ công, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tăng tính an toàn và hiệu quả cho các giao dịch thanh toán.
Bên cạnh đó, tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP, dịch vụ bù trừ điện tử được quy định như sau:
15. Dịch vụ bù trừ điện tử là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật, nghiệp vụ để thực hiện việc tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu thanh toán và tính toán kết quả số tiền phải thu, phải trả sau khi bù trừ giữa các bên thành viên tham gia để thực hiện việc quyết toán cho các bên có liên quan.
Nội dung “ECS là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
ECS là gì; Quy định về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử quy định về việc kết nạp (hoặc ngừng) tham gia thành viên Hệ thống bù trừ điện tử, trong đó thành viên quyết toán phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
(i) Là thành viên của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
(ii) Được thiết lập hạn mức bù trừ điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 40/2024/TT-NHNN và cam kết thực hiện việc theo dõi, quản lý hạn mức bù trừ điện tử để đảm bảo việc xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống bù trừ điện tử tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
(iii) Có văn bản cam kết với tổ chức chủ trì bù trừ điện tử về việc đảm bảo khả năng chi trả để thanh toán kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh khi xử lý quyết toán bù trừ điện tử và nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay.
(iv) Có văn bản cam kết với Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ khả năng chi trả tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước; ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức bù trừ điện tử) để thực hiện việc quyết toán bù trừ điện tử và thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay.
Tại Điều 14 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, quyết toán bù trừ điện tử như sau:
(i) Để thực hiện xử lý quyết toán bù trừ điện tử, tổ chức chủ trì bù trừ điện tử đăng ký sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
(ii) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử quy định thời điểm quyết toán cụ thể vào cuối phiên giao dịch tương ứng với mỗi phương thức xử lý lệnh thanh toán hoặc dịch vụ của Hệ thống bù trừ điện tử, đảm bảo phù hợp với thời gian hoạt động Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và việc xử lý giao dịch qua Hệ thống bù trừ điện tử.
(iii) Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử gửi kết quả bù trừ điện tử đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán liên quan theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
- Kết quả bù trừ điện tử gửi đến Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng phải đảm bảo nghĩa vụ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên quyết toán không vượt quá hạn mức bù trừ điện tử của thành viên đó.
- Việc xử lý quyết toán kết quả bù trừ điện tử và xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả thực hiện theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.