Xe khách chở vượt quá số người cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền? Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định được pháp luật quy định như thế nào?
>> ECS là gì? Quy định về thành viên quyết toán Hệ thống bù trừ điện tử như thế nào?
>> SCM là gì? Cấu trúc của SCM là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, xe khách chở vượt quá số người cho phép thì bị phạt như sau:
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách (kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, hợp đồng) chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm chở quá số người quy định được phép chở của phương tiện.
Như vậy, xe khách chở vượt quá số người cho phép sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng trên mỗi người vượt quá và tối đa không quá 75 triệu đồng. Bên cạnh đó, tài xế thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
…
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
…
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Xe khách chở vượt quá số người cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định được quy định như sau:
(i) Đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 22 Nghị định 158/2024/NĐ-CP.
(ii) Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách đã được công bố đưa vào khai thác.
(iii) Sở Giao thông vận tải thực hiện nội dung quản lý tuyến
- Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, công bố danh mục mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh.
+ Thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để thực hiện xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến cố định liên tỉnh theo nguyên tắc ổn định các tuyến đã công bố.
+ Đối với các tỉnh, thành phố có bến xe bảo đảm tổ chức vận tải theo hướng tuyến cần tuân thủ nguyên tắc tuyến vận tải đi theo hướng nào thì điểm đầu, điểm cuối là bến xe hướng đó.
- Thông báo biểu đồ chạy xe theo tuyến và cập nhật vào danh mục mạng lưới tuyến các nội dung gồm:
+ Tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến, giãn cách thời gian tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề, giờ xuất bến của các chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác.
+ Thông báo danh sách đơn vị đang khai thác tuyến trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
+ Xây dựng và thông báo điểm dừng đón, trả khách trên các tuyến.
- Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe trên tuyến.
Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải tuân thủ các quy định sau đây:
(i) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
(ii) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo Mẫu số 01 Phụ lục XIII kèm theo Nghị định 158/2024/NĐ-CP và được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
(iii) Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
Quý khách hàng xem thêm >> Giá vé xe khách được niêm yết tại đâu? Xe khách thu tiền vé cao hơn giá niêm yết bị phạt như thế nào?