Mã ngành 8790 là gì? Đối với hoạt động chăm sóc tập trung khác thì gồm những hoạt động nào?
>> Năm 2024, có được phép dùng căn hộ chung cư để cho thuê theo giờ?
Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì nhóm mã ngành 8790 là về hoạt động chăm sóc tập trung khác.
Cụ thể mã ngành 8790 gồm những nhóm sau đây:
Nhóm mã ngành 87901 gồm: Hoạt động của các cơ sở giáo dục, chữa trị, dạy nghề và tái hoà nhập cộng đồng cho các đối tượng mại dâm.
Nhóm mã ngành 87909 gồm:
- Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho cá nhân hoặc dân cư loại trừ đối với người già và người bị khuyết tật, những người mà không thể tự chăm sóc mình một cách đầy đủ hoặc những người không muốn sống độc lập một mình.
- Hoạt động tại các cơ sở tập trung liên tục của các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức tư nhân cung cấp sự trợ giúp của xã hội đối với trẻ em và những nhóm người bị một số hạn chế về khả năng tự chăm sóc, nhưng ở đó sự điều trị y tế, hoặc sự giáo dục không phải là yếu tố quan trọng, bao gồm:
+ Trại mồ côi.
+ Các ký túc xá, nhà ở nội trú cho trẻ em.
+ Nhà ở tạm thời cho người vô gia cư.
+ Các cơ sở chăm sóc cho các bà mẹ chưa kết hôn và con cái của họ.
Nhóm 87909 sẽ loại trừ đối với:
- Hoạt động lập và phân phối quĩ bảo đảm xã hội bắt buộc được phân vào nhóm 84300 (Hoạt động bảo đảm xã hội bắt buộc).
- Các cơ sở chăm sóc điều dưỡng được phân vào nhóm 8710 (Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng).
- Hoạt động chăm sóc tập trung cho người già và người khuyết tật được phân vào nhóm 87302 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người già) và nhóm 87303 (Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật).
- Hoạt động cho, nhận con nuôi được phân vào nhóm 88900 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác).
- Hoạt động giúp đỡ về chỗ ở tạm thời ngắn hạn cho các nạn nhân gặp thảm hoạ được phân vào nhóm 88900 (Hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 8790: Hoạt động chăm sóc tập trung khác (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau:
(i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(ii) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em.
(iii) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
(iv) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em.
(v) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại mục (i), (ii) nêu trên.
Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP không bảo đảm điều kiện quy định tại các mục (i), (iii) và (iv) nêu trên vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |