Có được phép dụng căn hộ chung cư để cho khách du lịch thuê theo hình thức cho thuê theo ngày, theo giờ hay không? Trường hợp có hành vi vi phạm thì xử phạt như thế nào?
>> Việc chỉ định thầu năm 2024 được áp dụng trong trường hợp nào?
>> Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư năm 2024 là khi nào?
Căn cứ khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014, nghiêm cấm hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
Ngoài ra ngày 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở 2023, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Luật Nhà ở 2023 nay cũng tiếp tục nghiêm cấm hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở, như kinh doanh cho thuê theo giờ, theo ngày (theo điểm c khoản 8 điều 3 Luật nhà ở 2023)
Theo đó, hành vi sử dụng căn hộ chung cư dùng để kinh doanh theo hình thức cho thuê theo giờ, theo ngày là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Không được phép dùng căn hộ chung cư để cho thuê theo giờ, theo ngày
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt nêu trên là áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm. Trường hợp chủ hộ (hoặc người thuê rồi kinh doanh cho thuê lại) là cá nhân mức xử phạt sẽ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền nêu trên, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở (theo điểm d khoản 3 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Ngoài ra, khi sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh dịch vụ cho thuê theo giờ, ngắn ngày mà phát sinh các hành vi vi phạm khác thì còn có thể bị xử phạt thêm, ví dụ:
- Hành vi sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng thì có thể bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với cá nhân hoặc 60 đến 80 triệu động đối với tổ chức (theo điểm c khoản 2 Điều 70 và điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
- Hành vi lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung có thể bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với cá nhân hoặc 60 đến 80 triệu động đối với tổ chức (theo điểm a khoản 2 Điều 70 và điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
- Hành vi gây tiếng ồn quá mức quy định thì còn có thể bị xử phạt từ cảnh cáo đến 160 triệu đồng đối với cá nhân hoặc lên đến 320 triệu đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 22 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP)
Căn cứ Điều 48 Luật Du lịch 2017, các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
- Khách sạn.
- Biệt thự du lịch.
- Căn hộ du lịch.
- Tàu thủy lưu trú du lịch.
- Nhà nghỉ du lịch.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
- Bãi cắm trại du lịch.
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch – Luật Du lịch 2017 1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm: a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. 2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này. |