Bán buôn là gì? Bán lẻ là gì? Hiểu về hoạt động bán buôn, bán lẻ như thế nào cho đúng? Bán hàng cho tổ chức có được xem là bán lẻ hay không?
>> MOQ là gì? Có được giao hàng trước thời hạn hay không?
>> Doanh thu là gì? Các khoản thu hộ bên thứ ba có được xem là doanh thu không?
Tại Công văn 6219/BCT-KH năm 2018, Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện theo quy định của Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Theo đó có giải thích về hoạt đông bán buôn, bán lẻ như sau:
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.
Theo đó có thể hiểu bán buôn là việc bán hàng cho các thương nhân, tổ chức khác không sử dụng hàng hóa vào mục đích bán lẻ hay tiêu dùng.
Vi dụ bán buôn: Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã... mua hàng hóa để sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất, triển khai dịch vụ theo mục tiêu đầu tư, ngành nghề kinh doanh đã đăng ký như:
- Hợp tác xã đã đăng ký ngành nghề sản xuất hàng may mặc mua máy may về lắp đặt phục vụ sản xuất, mua vải, nguyên phụ liệu về sản xuất ra sản phẩm may mặc để bán.
- Doanh nghiệp đã đăng ký dịch vụ xây dựng mua nguyên liệu vật tư xây dựng về để xây dựng, lắp đặt cho các công trình đã trúng thầu.
- Doanh nghiệp đã đăng ký dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống mua thực phẩm, đồ uống về chế biến thành các món ăn, suất ăn kèm hoặc không kèm đồ uống để phục vụ khách tại chỗ hoặc đem đi.
- Chi nhánh thương nhân nước ngoài đã được cấp phép thực hiện dịch vụ máy tính mua vật tư, linh kiện, máy tính để lắp ráp, lắp đặt theo các hợp đồng đã ký kết với khách hàng...).
Luật Doanh nghiệp 2020 và toàn bộ văn bản hướng dẫn |
Hoạt động bán buôn là gì, bán lẻ là gì, hiểu như thế nào cho đúng
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại.
Theo đó có thể hiểu bán lẻ là hoạt động bán hàng cho người tiêu dùng (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) sử dụng cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt, không vì mục đích thương mại.
Như vậy, tổ chức cũng là đối tượng mua hàng hóa để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Bán hàng cho tổ chức cũng có thể là hoạt động bán lẻ.
Ví dụ bán lẻ:
- Ví dụ bán lẻ cho cá nhân: Tiệm tạp hóa, hiệu sách, tiệm điện thoại, siêu thị mini..
- Ví dụ bán lẻ cho tổ chức: Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp mua thực phẩm, đồ uống, văn phòng phẩm... để phục vụ việc tiêu dùng, sinh hoạt thường xuyên của cán bộ, nhân viên Văn phòng đại diện, doanh nghiệp) mà không sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất, hay triển khai dịch vụ theo mục tiêu đầu tư, ngành nghề đầu tư kinh doanh đã đăng ký.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện các hoạt động sau:
(i) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
...
4. Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí
...
b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:
- Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
- Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
(ii) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
(iii) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
(iv) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(v) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành.
(vi) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo.
(vii) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại.
(viii) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
(ix) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện bán lẻ phải xin giấy phép kinh doanh.
>> Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.