Pháp luật hiện hành quy định hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không bao gồm những hoạt động nào? Nếu như đăng ký mã ngành 5223 có được hay không?
>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với doanh nghiệp năm 2024?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 5223 là về hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không. Cụ thể nhóm này gồm:
Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa hàng không như:
- Hoạt động điều hành hành khách đi, đến tại ga hàng không.
- Hoạt động điều hành bay, kiểm soát không lưu.
- Hoạt động dịch vụ mặt đất ở sân bay...
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động cứu hoả và phòng chống cháy nổ tại sân bay.
Theo Quyết định 27/2018/QD-TTg thì mã ngành 5223 loại trừ các hoạt động như sau:
- Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không được phân vào nhóm 52245 (Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không).
- Hoạt động của các trường đào tạo phi công và nhân viên hàng không được phân vào nhóm 85590 (Giáo dục khác chưa được phân vào đâu).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5223: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 5223 cụ thể sẽ gồm những nhóm sau đây:
(i) Nhóm 52231: Dịch vụ điều hành bay
Nhóm này bao gồm: Hoạt động điều hành bay, kiểm soát không lưu.
(ii) Nhóm 52232: Dịch vụ điều hành hoạt động cảng hàng không
Nhóm này bao gồm:
- Hoạt động điều hành hành khách đi, đến tại cảng hàng không.
- Hoạt động dịch vụ mặt đất cảng hàng không.
(iii) Nhóm 52239: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải hàng không
Nhóm này bao gồm: Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng hàng không như: hoạt động cứu hoả và phòng chống cháy nổ tại sân bay.
Loại trừ:
- Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không được phân vào nhóm 52245 (Bốc xếp hàng hóa cảng hàng không).
- Hoạt động của các trường đào tạo phi công và nhân viên hàng không được phân vào nhóm 85590 (Giáo dục khác chưa được phân vào đâu).
Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch - Luật Du lịch 2017 1. Hướng dẫn viên du lịch có quyền sau đây: a) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch; b) Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng; c) Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch; d) Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch. 2. Hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau đây: a) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn; b) Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương; c) Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch; d) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu; đ) Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; e) Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này; g) Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch; h) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. |