Mã ngành 5225 gồm những nội dung nào? Đăng ký mã ngành 5225 đối với hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ đúng hay sai?
>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với doanh nghiệp năm 2024?
Căn cứ Mục H Phụ lục II - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 5225 dùng để đăng ký đối với các hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, bao gồm:
- Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường bộ.
- Hoạt động của các bến, bãi ô tô, điểm bốc xếp hàng hóa.
- Hoạt động quản lý đường bộ, cầu, đường hầm, bãi đỗ xe ô tô hoặc gara ô tô, bãi để xe đạp, xe máy.
- Lai dắt, cứu hộ đường bộ.
Nhóm này cũng gồm các hoạt động hoá lỏng khí để vận chuyển.
Loại trừ: Bốc dỡ hàng hóa đường bộ được phân vào nhóm 52242 (Bốc xếp hàng hóa đường bộ).
Theo nội dung Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã 5225 được chia thành những nhóm như sau
(i) 52251: Hoạt động điều hành bến xe
Bao gồm các hoạt động điều hành của các bến, bãi ô tô, điểm bốc xếp hàng hóa.
(ii) 52252: Hoạt động quản lý, điều hành đường cao tốc, cầu, hầm đường bộ
Bao gồm các hoạt động quản lý, điều hành giao thông của các đường cao tốc, cầu, hầm đường bộ.
(iii) 52253: Hoạt động quản lý bãi đỗ, trông giữ phương tiện đường bộ
Bao gồm các hoạt động quản lý, trông giữ tại các bãi, điểm đỗ ô tô, xe máy, các phương tiện đường bộ khác.
(iv) 52259: Hoạt động dịch vụ khác hỗ trợ liên quan đến vận tải đường bộ
Bao gồm:
- Hoạt động lai dắt, cứu hộ đường bộ.
- Hoá lỏng khí để vận chuyển.
Loại trừ: Bốc dỡ hàng hóa đường bộ được phân vào nhóm 52242 (Bốc xếp hàng hóa đường bộ).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 5225: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bao gồm:
- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ.- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải.
- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008.
- Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông.
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.
Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Điều 34. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô – Nghị định 10/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP) 5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công- ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera và đảm bảo các yêu cầu sau: a) Ghi, lưu trữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định này. b) Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền. c) Thực hiện duy trì hoạt động của camera để đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh liên tục, không làm gián đoạn theo quy định. … 8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này. |