Mã ngành 4799 quy định về vấn đề gì? Muốn thành lập công ty bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0610 là gì? Khai thác dầu thô thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 4101 là gì? Xây dựng nhà để ở thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 4799 là về bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu (Theo STT 47 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Bán lẻ các loại hàng hóa bằng phương thức khác chưa kể ở trên như: bán trực tiếp hoặc chuyển phát theo địa chỉ; bán thông qua máy bán hàng tự động....
- Bán trực tiếp nhiên liệu (dầu đốt, gỗ nhiên liệu), giao trực tiếp tới tận nhà người sử dụng.
- Đấu giá ngoài cửa hàng (bán lẻ).
- Bán lẻ của các đại lý hưởng hoa hồng (ngoài cửa hàng).
Như vậy, trường hợp muốn thành lập công ty bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành 4799 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4799: Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện lập cơ sở bán lẻ như sau:
(i) Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.
- Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ.
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
(ii) Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất.
- Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản (i) nêu trên.
- Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế:
- Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản (i) nêu trên.
- Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 27 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được quy định như sau:
Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
- Bản giải trình có nội dung:
+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Địa chỉ cơ sở bán lẻ; mô tả khu vực chung, có liên quan và khu vực sử dụng để lập cơ sở bán lẻ; giải trình việc đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; kèm theo tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
+ Kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của kế hoạch kinh doanh.
+ Kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có), Giấy phép kinh doanh.
- Bản giải trình các tiêu chí ENT quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trong trường hợp phải thực hiện ENT.
Điều 25. Căn cứ xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ - Nghị định 09/2018/NĐ-CP Bộ Công Thương căn cứ vào nội dung sau để xem xét chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ: 1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia. 2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên a) Sự phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của vùng, quốc gia; b) Tiến trình đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam; c) Nhu cầu mở cửa thị trường của Việt Nam; d) Chiến lược hợp tác với đối tác nước ngoài của Việt Nam; đ) Quan hệ ngoại giao, vấn đề an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. |