Sản xuất dầu thô từ mỏ dầu đá phiến hoặc cát hắc ín đăng ký mã ngành 2818 về khai thác dầu thô có đúng với quy định pháp luật hiện hành hay không?
>> Mã ngành 4101 là gì? Xây dựng nhà để ở thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 0610 thuộc nhóm 61 - 0610 – 06100 là về các hoạt động khai thác dầu thô. Cụ thể nhóm này gồm những nội dung sau đây:
- Hoạt động khai thác dầu mỏ thô.
- Khai thác đá phiến bitum hoặc đá phiến dầu hoặc cát hắc ín.
- Sản xuất dầu thô từ mỏ dầu đá phiến hoặc cát hắc ín.
- Các hoạt động xử lý để có được dầu thô như: gạn, chắt, khử muối, khử nước, làm ổn định, khử tạp chất...
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0610: Khai thác dầu thô (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu và khí trên cơ sở phí hoặc hợp đồng được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên).
- Dịch vụ thăm dò giếng dầu và khí được phân vào nhóm 09100 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên).
- Chế biến sản phẩm dầu thô được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế).
- Khôi phục khí hoá lỏng đã có trong khai thác dầu khí được phân vào nhóm 19200 (Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế).
- Hoạt động vận chuyển dầu, khí tự nhiên bằng đường ống được phân vào nhóm 49400 (Vận tải đường ống).
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có thể hiểu an toàn lao động và vệ sinh lao động như sau:
- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 4. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. 5. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động. ... Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động - Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động. 2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động. 3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động. 4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. 5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động. |