Lắp đặt chuông báo cháy có thuộc nhóm lắp đặt hệ thống điện hay không? Nếu đăng ký mã ngành 4321 thì có đúng với quy định pháp luật không?
>> Mã ngành 4329 là gì? Lắp đặt hệ thống xây dựng khác là bao gồm những hoạt động nào?
>> Mã ngành 4330 là gì? Hoàn thiện công trình xây dựng thì đăng ký mã ngành gì?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 4321 thuộc nhóm 43210 là về lắp đặt hệ thống điện. Nhóm này bao gồm các hoạt động lắp đặt hệ thống điện cho công trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng. Cụ thể:
+ Đường dây thông tin liên lạc.
+ Mạng máy tính và dây cáp truyền hình, bao gồm cả cáp quang học.
+ Đĩa vệ tinh.
+ Hệ thống chiếu sáng.
+ Chuông báo cháy.
+ Hệ thống báo động chống trộm.
+ Tín hiệu điện và đèn trên đường phố.
+ Đèn trên đường băng sân bay.
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động kết nối các thiết bị điện và đồ dùng gia đình.
Theo Quyết định 27/2018/QD-TTg, trường hợp loại trừ của mã ngành 4321 được phân vào nhóm 42230 về xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc. Cụ thể, gồm các hoạt động như:
- Xây dựng đường truyền năng lượng
- Xây dựng đường truyền viễn thông
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4321 - 43210: Lắp đặt hệ thống điện (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 55 Luật Điện lực 2004 quy định về an toàn trong truyền tải, phân phối điện cụ thể như sau:
- Chủ công trình lưới điện phải chịu trách nhiệm:
+ Đặt biển báo an toàn về điện tại các trạm điện, cột điện.
+ Sơn màu và đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột tại các cột có độ cao và vị trí đặc biệt để bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Ở các vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, việc đặt và quản lý biển báo, biển cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Chủ đầu tư công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển báo, biển cấm.
- Khi bàn giao công trình lưới điện, chủ đầu tư công trình phải giao cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, biên bản nghiệm thu, quyết định giao đất, cho thuê đất và các tài liệu liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị quản lý vận hành lưới điện phải định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và đại tu lưới điện, bảo đảm cho hệ thống vận hành an toàn theo quy định; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật, vận hành tối ưu để giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải điện.
- Khi sửa chữa, bảo dưỡng công trình lưới điện, đơn vị quản lý vận hành lưới điện và đơn vị thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng trình tự các biện pháp an toàn theo quy định của quy phạm kỹ thuật an toàn điện.
- Đoạn đường dây cao áp vượt qua nhà ở, công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc phải sử dụng cột đỡ dây điện là loại cột thép hoặc cột bê tông cốt thép, dây điện không được phép có mối nối trong khoảng cột, trừ dây điện có tiết diện từ 240 milimét vuông trở lên thì cho phép không quá một mối nối cho một pha và phải bảo đảm các tiêu chuẩn khác của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện không được vận hành quá tải các đường dây này.
- Các cáp điện đi ngầm trong đất, nằm trong kết cấu công trình khác hoặc đi chung với đường dây thông tin, phải bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định tại quy phạm trang bị điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Các thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất của lưới điện truyền tải và phân phối phải được lắp đặt đúng thiết kế và được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ theo đúng quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.