Mã ngành 4330 gồm những nội dung gì? Hoạt động hoàn thiện công trình xây dựng thì đăng ký mã ngành 4330 có đúng quy định pháp luật không?
>> Mã ngành 5912 là gì? Kinh doanh hoạt động hậu kỳ thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5820 là gì? Xuất bản phần mềm thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Mục F Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, mã ngành 4330 được sử dụng cho các hoạt động liên quan tới việc hoàn thiện hoặc kết thúc công trình như:
- Trát vữa bên trong và bên ngoài các công trình nhà và công trình xây dựng khác, bao gồm các nguyên liệu đánh bóng.
- Lắp đặt cửa ra vào (loại trừ cửa tự động và cửa cuốn), cửa sổ, khung cửa ra vào, khung cửa sổ bằng gỗ hoặc bằng những vật liệu khác.
- Lắp đặt thiết bị, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những hoạt động tương tự.
- Lắp đặt thiết bị nội thất.
- Hoạt động hoàn thiện bên trong công trình như: Làm trần, ốp gỗ tường, hoặc vách ngăn di chuyển được…
- Xếp, lợp, treo hoặc lắp đặt trong các toà nhà hoặc các công trình khác như:
+ Lát sàn hoặc tường bằng gạch, bê tông, đá xẻ, gạch gốm.
+ Lót ván sàn và các loại phủ sàn bằng gỗ khác.
+ Thảm và tấm phủ sơn lót sàn, bao gồm bằng cao su và nhựa.
+ Lát sàn hoặc ốp tường bằng gạch không nung, đá hoa, đá hoa cương (granit), đá phiến...
+ Giấy dán tường.
- Sơn bên ngoài và bên trong công trình nhà.
- Sơn các kết cấu công trình dân dụng.
- Lắp gương, kính.
- Làm sạch các toà nhà mới sau xây dựng.
- Các công việc hoàn thiện nhà khác.
- Lắp đặt nội thất các cửa hàng, nhà di động, thuyền...
Căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, những trường hợp loại trừ bao gồm:
- Sơn đường được phân vào nhóm 421 (Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ).
- Lắp đặt cửa cuốn và cửa tự động được phân vào nhóm 43290 (lắp đặt hệ thống xây dựng khác).
- Các hoạt động làm sạch chung bên trong các toà nhà và kiến trúc khác được phân vào nhóm 81210 (Vệ sinh chung nhà cửa).
- Lau rửa chuyên nghiệp bên trong và bên ngoài các toà nhà được phân vào nhóm 81290 (Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt).
- Các hoạt động trang trí của người thiết kế bên trong các toà nhà được phân vào nhóm 74100 (Hoạt động thiết kế chuyên dụng).
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4330: Hoàn thiện công trình xây dựng
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Đối với cá nhân:
Theo điểm b khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP), cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các công việc: thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát thi công nội thất công trình.
(ii) Đối với tổ chức:
Theo điểm d khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP), tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia các công việc: thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình.
Điều 4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình – Thông tư 04/2017/TT-BXD 1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường. Nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này. 2. Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. 3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định nêu tại Điều này đối với phần việc do mình thực hiện. 4. Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình. 5. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công. 6. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình. 7. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng. 8. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Điều 7. Trách nhiệm của người lao động trên công trường xây dựng – Thông tư 04/2017/TT-BXD. 1. Thực hiện các quy định tại Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động. 2. Từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp nhưng không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định. 3. Chỉ nhận thực hiện những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sau khi đã được huấn luyện và cấp thẻ an toàn, vệ sinh lao động. |