Mã ngành 4212 quy định về vấn đề gì? Muốn thành lập công ty chuyên về xây dựng công trình đường bộ thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 2812 là gì? Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 4212 là về xây dựng công trình đường bộ (Theo STT 42 Phần F Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Xây dựng đường cao tốc, đường ô tô, đường phố, các loại đường khác và đường cho người đi bộ.
- Các công việc bề mặt trên đường phố, đường bộ, đường cao tốc, cầu, đường ngầm như:
+ Thi công mặt đường: rải nhựa đường, rải bê tông...
+ Sơn đường và các hoạt động sơn khác.
+ Lắp đặt đường chắn, biển báo giao thông và các loại tương tự.
- Xây dựng cầu, bao gồm cả cầu (không tính cầu đường sắt).
- Xây dựng hầm đường bộ.
- Xây dựng đường cho tàu điện ngầm.
- Xây dựng đường băng sân bay, sân đỗ máy bay.
Loại trừ:
- Lắp đặt đèn chiếu sáng và các biển báo bằng điện trên đường giao thông được phân vào nhóm 43210 (Lắp đặt hệ thống điện).
- Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
- Quản lý dự án các công trình xây dựng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
Như vậy, trường hợp muốn thành lập công ty chuyên về xây dựng công trình đường bộ thì đăng ký mã ngành 4212 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4212: Xây dựng công trình đường bộ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Nhóm 43210 là về lắp đặt hệ thống điện (Theo STT 43 Phần F Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
Hoạt động lắp đặt hệ thống điện cho công trình nhà và công trình kỹ thuật dân dụng. Cụ thể:
+ Dây dẫn và thiết bị điện.
+ Đường dây thông tin liên lạc.
+ Mạng máy tính và dây cáp truyền hình, bao gồm cả cáp quang học.
+ Đĩa vệ tinh.
+ Hệ thống chiếu sáng.
+ Chuông báo cháy.
+ Hệ thống báo động chống trộm.
+ Tín hiệu điện và đèn trên đường phố.
+ Đèn trên đường băng sân bay.
Nhóm này cũng gồm: Hoạt động kết nối các thiết bị điện và đồ dùng gia đình.
Loại trừ: Xây dựng đường truyền năng lượng và viễn thông được phân vào nhóm 42230 (Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc).
(Theo STT 43 Phần F Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)
Căn cứ Điều 44 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về đảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ như sau:
- Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.
- Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.
- Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ.
- Việc đấu nối được quy định như sau:
+ Trường hợp có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh.
+ Trường hợp đường nhánh, đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đấu nối phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế.
+ Việc đấu nối các đường từ khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác vào đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh.