Thành lập công ty làm sạch dầu loang và các chất gây ô nhiễm khác trên đất, trong nước bề mặt, ở đại dương và biển, gồm cả vùng bờ biển có được đăng ký mã ngành 3900 hay không?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 3900 – 39000 là về xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác. Nhóm này bao gồm các hoạt động sau:
- Khử độc các vùng đất và nước ngầm tại nơi bị ô nhiễm, ở vị trí hiện tại hoặc vị trí cũ, thông qua sử dụng các phương pháp cơ học, hoá học hoặc sinh học.
- Khử độc các nhà máy công nghiệp hoặc các khu công nghiệp, gồm cả nhà máy và khu hạt nhân.
- Khử độc và làm sạch nước bề mặt tại các nơi bị ô nhiễm do tai nạn, ví dụ như thông qua việc thu gom chất gây ô nhiễm hoặc thông qua sử dụng các chất hoá học.
- Làm sạch dầu loang và các chất gây ô nhiễm khác trên đất, trong nước bề mặt, ở đại dương và biển, gồm cả vùng bờ biển.
- Hủy bỏ amiăng, sơn chì và các vật liệu độc khác.
- Hoạt động kiểm soát ô nhiễm chuyên dụng khác.
Như vậy, thành lập công ty kinh doanh về làm sạch dầu loang và các chất gây ô nhiễm khác trên đất, trong nước bề mặt, ở đại dương và biển, gồm cả vùng bờ biển có thể đăng ký mã ngành 3900 – 39000 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3900: Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 3900 – 39000 loại trừ những trường hợp sau:
- Xử lý và tiêu hủy chất thải không độc hại được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).
- Xử lý và tiêu hủy chất thải độc hại được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại).
- Quét dọn và phun nước trên đường phố được phân vào nhóm 81290 (Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt).
Căn cứ khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường 2020, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại.
- Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.
- Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng.
- Có giấy phép môi trường.
- Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp.
- Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp.
- Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động.
- Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020 trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?