Mã ngành 3315 quy định về vấn đề gì? Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 4799 là gì? Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu thì đăng ký mã ngành gì?
>> Mã ngành 0610 là gì? Khai thác dầu thô thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 3315 là về sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe cổ động cơ khác) (Theo STT 33 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị vận tải của ngành 30 (Sản xuất phương tiện vận tải khác), trừ mô tô và xe đạp. Tuy nhiên, việc đóng lại hoặc đại tu tại nhà máy tàu thủy, đầu máy, ôtô và máy bay được phân vào ngành 30 (Sản xuất phương tiện vận tải khác).
- Sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ tàu thuyền.
- Sửa chữa và bảo dưỡng thuyền giải trí.
- Sửa các đầu máy xe lửa và toa xe (loại trừ việc làm mới hoặc chuyển đổi).
- Sửa chữa và bảo dưỡng máy bay (loại trừ việc chuyển đổi, khảo sát và đại tu, làm mới).
- Sửa chữa và bảo dưỡng các động cơ máy bay.
- Sửa chữa xe ngựa và xe kéo bằng súc vật.
- Sửa chữa ghe xuồng.
Như vậy, trường hợp muốn kinh doanh trong lĩnh vực về sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) thì đăng ký mã ngành 3315 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3315: Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Interent)
Theo đó, mã ngành 3315 có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Tái tạo tàu thuyền tại nhà máy được phân vào nhóm 301 (Đóng tàu và thuyền).
- Tái tạo đầu máy và xe chạy đường sắt được phân vào nhóm 30200 (Sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe).
- Sửa chữa máy bay tại nhà máy được phân vào nhóm 30300 (Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan).
- Việc cạo gỉ và tháo dỡ tàu được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu).
- Sửa chữa và bảo dưỡng mô tô và xe máy được phân vào nhóm 454 (Bán, bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy).
- Sửa xe đạp được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).
Căn cứ Điều 11 Thông tư 53/2014/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới như sau:
- Có đủ năng lực và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật cho bảo dưỡng, sửa chữa phù hợp với từng kiểu loại xe cơ giới.
- Bảo đảm chất lượng bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa xe cơ giới đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Sử dụng thiết bị chuyên dùng, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đảm bảo an toàn lao động, chất lượng trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới.
- Có biện pháp thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu (dầu, mỡ, cao su...), bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
Điều 4. Quy định chung về bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới - Thông tư 53/2014/TT-BGTVT 1. Xe cơ giới phải duy trì các tính năng và tình trạng kỹ thuật thông qua biện pháp bảo dưỡng bắt buộc hoặc sửa chữa theo yêu cầu. 2. Trước khi tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa phải kiểm tra xe cơ giới để đưa ra giải pháp phù hợp. 3. Xe cơ giới phải được bảo dưỡng khi hoạt động đến chu kỳ bảo dưỡng theo quy định. 4. Chu kỳ bảo dưỡng của xe phải được xây dựng phù hợp trên cơ sở yêu cầu của nhà sản xuất và đặc thù trong khai thác sử dụng (địa hình hoạt động, phân vùng lãnh thổ, khí hậu, yêu cầu kỹ thuật). |