Mã ngành 2813 là về những nội dung gì? Sản xuất vòi và van công nghiệp, bao gồm van điều chỉnh và vòi thông thì đăng ký mã ngành 2813 có đúng với quy định pháp luật?
>> Mã ngành 3811 là gì? Thu gom rác thải không độc hại thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 3812 là gì? Thu gom rác thải độc hại thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 2813 - 28130 là về các hoạt động sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác. Cụ thể nhóm này gồm:
- Sản xuất máy bơm không khí hoặc chân không, máy nén khí và gas khác.
- Sản xuất máy bơm cho chất lỏng, có hoặc không có thiết bị đo.
- Sản xuất máy bơm thiết kế cho máy với động cơ đốt trong: bơm dầu, nước hoặc nhiên liệu cho động cơ mô tô...
Nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất vòi và van công nghiệp, bao gồm van điều chỉnh và vòi thông.
- Sản xuất vòi và van vệ sinh.
- Sản xuất vòi và van làm nóng.
- Sản xuất máy bơm tay.
Theo quy định nêu trên thì họat động sản xuất vòi và van công nghiệp, bao gồm van điều chỉnh và vòi thông thì có thể đăng ký mã ngành 2813.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 2813 - 28130: Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 2813 loại trừ những trường hợp sau đây:
- Sản xuất van cao su lưu hoá, thủy tinh hoặc thiết bị gốm được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su), 2310 (Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh) hoặc 23930 (Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác).
- Sản xuất thiết bị chuyển hyđro được phân vào nhóm 28120 (Sản xuất thiết bị sử dụng năng lượng chiết lưu).
- Sản xuất van hút cho động cơ đốt trong được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)).
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005, có thể hiểu mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại - Luật Thương mại 2005 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại. 2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Điều 9. Hiệp hội thương mại - Luật Thương mại 2005 1. Hiệp hội thương mại được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương nhân, động viên thương nhân tham gia phát triển thương mại, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại. 2. Hiệp hội thương mại được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội. Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện - Luật Thương mại 2005 1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. 2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. |