Mã ngành 3811 quy định về vấn đề gì? Muốn thành lập công ty chuyên về thu gom rác thải không độc hại thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 3812 là gì? Thu gom rác thải độc hại thì đăng ký mã ngành nào?
>> Năm 2024, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể là chủ rừng được không?
Mã ngành 3811 là về thu gom rác thải không độc hại (Theo STT 38 Phần E Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm:
- Thu gom các chất thải rắn không độc hại (rác từ nhà bếp) trong khu vực địa phương, như là việc thu gom các rác thải từ hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh bằng các túi rác, xe rác, thùng chứa, v.v... có thể lẫn lộn cả các nguyên liệu có thể giữ lại để sử dụng.
- Thu gom các nguyên liệu có thể tái chế.
- Thu gom dầu và mỡ ăn đã qua sử dụng.
- Thu gom rác thải trong thùng rác ở nơi công cộng.
- Thu gom rác thải từ công trình xây dựng và bị phá hủy.
- Thu gom và dọn dẹp các mảnh vụn như cành cây và gạch vỡ.
- Thu gom rác thải đầu ra của các nhà máy dệt.
- Hoạt động của các trạm gom rác không độc hại.
Như vậy, trường hợp muốn thành lập công ty chuyên về thu gom rác thải không độc hại thì đăng ký mã ngành 3811 nêu trên.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Mã ngành 3811: Thu gom rác thải không độc hại (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo đó, mã ngành 3811 có những trường hợp loại trừ sau đây:
- Thu gom rác độc hại được phân vào nhóm 3812 (Thu gom rác thải độc hại).
- Hoạt động của khu đất cho tiêu hủy rác thải không độc hại được phân vào nhóm 3821 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại).
- Hoạt động của các cơ sở nơi mà nguyên, vật liệu có thể tái sử dụng đang ở dạng hỗn hợp như giấy, nhựa v.v... cần được phân loại riêng được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu).
Căn cứ theo STT 38 Phần E Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 3821 và 3830 được quy định như sau:
(i) Mã ngành 3821 là về xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại
Nhóm này gồm:
Việc xử lý trước khi tiêu hủy và xử lý khác đối với các chất thải rắn và không rắn không độc hại, như:
+ Hoạt động của các khu đất dùng cho tiêu hủy rác thải không độc hại.
+ Tiêu hủy rác thải không độc hại bằng cách đốt cháy hoặc thiêu hủy hoặc bằng các phương pháp khác có hoặc không có dẫn đến sản xuất điện hoặc hơi nước, các nhiên liệu thay thế, khí đốt sinh học, tro, tro bay hoặc các sản phẩm cho mục đích sử dụng khác.
+ Xử lý rác thải hữu cơ để tiêu hủy.
+ Sản xuất phân compốt từ chất thải hữu cơ.
(ii) Mã ngành 3830 là về xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại
Nhóm này gồm: Quá trình chế biến các loại phế liệu, phế thải từ kim loại và phi kim loại thành dạng nguyên liệu thô mới để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Quá trình chế biến được sử dụng kỹ thuật cơ học hoặc hoá học. Gồm việc tái chế các nguyên liệu từ các chất thải theo dạng là lọc và phân loại những nguyên liệu có thể tái chế từ các chất thải không độc hại (như là rác nhà bếp) hoặc lọc và phân loại các nguyên liệu có thể tái chế ở dạng hỗn hợp, ví dụ như giấy, nhựa, hộp đựng đồ uống đã qua sử dụng và kim loại thành các nhóm riêng.
- 38301: Tái chế phế liệu kim loại
Nhóm này gồm:
+ Nghiền cơ học đối với chất thải kim loại như ô tô đã bỏ đi, máy giặt, xe đạp với việc lọc và phân loại được thực hiện tiếp theo.
+ Tháo dỡ ô tô, máy tính, tivi và các thiết bị khác để tái chế nguyên liệu.
+ Thu nhỏ các tấm kim loại lớn như các toa xe đường sắt.
+ Nghiền nhỏ các rác thải kim loại, như các phương tiện xe không còn dùng được nữa.
+ Các phương pháp xử lý cơ học khác như cắt, nén để giảm khối lượng.
+ Phá hủy tàu.
- 38302: Tái chế phế liệu phi kim loại
Nhóm này gồm:
+ Tái chế phi kim loại không phải rác thải trong nhiếp ảnh ví dụ như dung dịch tráng hoặc phim và giấy ảnh.
+ Tái chế cao su như các lốp xe đã qua sử dụng để sản xuất các nguyên liệu thô mới.
+ Phân loại và tổng hợp nhựa để sản xuất các nguyên liệu thô mới như làm ống, lọ hoa, bảng màu và những thứ tương tự.
+ Xử lý (làm sạch, nóng chảy, nghiền) rác thải bằng nhựa hoặc cao su để nghiền thành hạt nhỏ.
+ Đập nhỏ, làm sạch và phân loại thủy tinh.
+ Đập nhỏ, làm sạch và phân loại các rác thải khác như rác thải từ đống đổ nát để sản xuất các nguyên liệu thô.
+ Xử lý dầu và mỡ ăn qua sử dụng thành nguyên liệu thô.
+ Xử lý chất thải từ thực phẩm, đồ uống, thuốc lá và chất còn dư thành nguyên liệu thô mới.