Thành lập công ty chuyên về trồng cây điều thì phải đăng ký mã ngành nào? Có được phép đăng ký mã ngành 0123 hay không?
>> Mã ngành 0119 là gì? Trồng cây hàng năm khác thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0121 là gì? Trồng cây ăn quả thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 0123 - 01230 là về trồng cây điều. Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây điều theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên về trồng cây điều thì có thể đăng ký mã ngành 0123 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0123: Trồng cây điều (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP, quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt như sau:
(i) Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50 triệu đồng.
(ii) Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100 triệu đồng.
(iii) Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III Nghị định 31/2023/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
(iv) Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV Nghị định 31/2023/NĐ-CP là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo Điều 23 Luật Trồng trọt 2018 quy định về sản xuất giống cây trồng như sau:
(i) Sản xuất giống cây trồng được thực hiện theo phương pháp nhân giống hữu tính và phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
(ii) Cây, vườn cây cung cấp vật liệu phục vụ nhân giống vô tính, hạt lai đa dòng đối với cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm phải được cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo quy định tại Điều 24 Luật Trồng trọt 2018.
Điều 25. Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng – Luật Trồng trọt 2018 1. Quản lý chất lượng giống cây trồng bao gồm quản lý chất lượng giống và quản lý chất lượng vật liệu nhân giống theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 2. Chất lượng giống cây trồng được quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở đối với từng loài cây trồng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 và điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này. 3. Chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng được quản lý như sau: a) Vật liệu nhân giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng chính được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng và tiêu chuẩn do người sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng; b) Vật liệu nhân giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính là sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn về chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng do tổ chức, cá nhân công bố áp dụng. Điều 26. Kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng – Luật Trồng trọt 2018 1. Kiểm định ruộng giống được thực hiện trong quá trình sản xuất giống cây trồng theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp kiểm định ruộng giống, do người được tập huấn nghiệp vụ thực hiện. 2. Lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu giống cây trồng, do người được tập huấn nghiệp vụ thực hiện. 3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này. |