Cổ phiếu của công ty đại chúng hủy bỏ niêm yết tự nguyện phải đáp ứng những điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục hủy bỏ niêm yết cổ phiếu tự nguyện được quy định như thế nào?
>> Trường hợp nào cổ phiếu công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết 2024?
>> Sàn HOSE là gì? Giờ giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE?
Căn cứ khoản 1 Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, cổ phiếu công ty đại chúng hủy bỏ niêm yết tự nguyện phải đáp ứng 02 điều kiện sau:
(i) Quyết định hủy bỏ niêm yết cổ phiếu tự nguyện được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua theo quy định pháp luật doanh nghiệp, trong đó phải được trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua.
(ii) Việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện chỉ được thực hiện sau tối thiểu 02 năm kể từ ngày có Quyết định chấp thuận niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Tóm lại, cổ phiếu công ty đại chúng hủy bỏ niêm yết tự nguyện phải đáp ứng 02 điều kiện: Thông qua quyết định hủy bỏ niêm yết tự nguyện theo quy định và sau tối thiểu 02 năm kể từ ngày có quyết định chấp thuận niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Toàn văn File word Luật Chứng khoán và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Điều kiện cổ phiếu công ty đại chúng hủy bỏ niêm yết tự nguyện 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 121 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, hồ sơ hủy bỏ niêm yết tự nguyện bao gồm những tài liệu sau:
(i) Giấy đề nghị hủy bỏ niêm yết tự nguyện theo Mẫu số 32 ban hành kèm theo Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.
(ii) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về hủy bỏ niêm yết chứng khoán tự nguyện.
(iii) Phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông sau khi hủy niêm yết tự nguyện đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 47 Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022, thủ tục hủy bỏ niêm yết cổ phiếu tự nguyện như sau:
(i) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán ban hành quyết định chấp thuận hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện.
Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(ii) Trường hợp cần thiết, Sở giao dịch chứng khoán xin ý kiến Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chỉ xem xét hủy bỏ niêm yết sau khi có ý kiến từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
(iii) Sở giao dịch chứng khoán công bố thông tin về việc chấp thuận hoặc từ chối đề nghị hủy bỏ niêm yết tự nguyện của tổ chức niêm yết.
>> Xem thêm: Năm 2024, cổ phiếu bị hủy niêm yết sàn HOSE, có được giao dịch trên UpCom?
Dưới đây là các công việc pháp lý về cổ phiếu doanh nghiệp được trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tổng hợp bao gồm:
- Phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ, cổ phần, phần vốn góp của công ty khác.
- Chào bán cổ phiếu ra công chúng.
- Chào bán cổ phiếu riêng lẻ.
- Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động.
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty không phải là công ty đại chúng.
- Phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đại chúng.
- Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
- Đăng ký công ty đại chúng.
>> Xem chi tiết các công việc pháp lý trên TẠI ĐÂY (Mục 23).
Điều 4. Giải thích từ ngữ - Luật Chứng khoán 2019 Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; c) Chứng khoán phái sinh; d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định. 2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. ... |