CIC là gì? Điểm tín dụng là gì? Điểm tín dụng tại CIC được chấm như thế nào? Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại nợ như thế nào?
>> Doanh nghiệp xã hội có được mở chi nhánh không?
>> SOP là gì? Văn bản pháp luật nào quy định về SOP?
CIC là trung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam. CIC là tổ chức sự nghiệp công lập được thành lập từ năm 1999 trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, CIC là tổ chức thực hiện các chức năng sau:
(i) Thu nhận, xử lý, lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng Quốc gia.
(ii) Cung cấp thông tin tín dụng nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
(iii) Chấm điểm xếp hạng tín dụng pháp nhân, thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
(iv) Cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.
Lưu ý: Thông tin về “CIC là gì?” chỉ mang tính tham khảo.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
CIC là gì, Điểm tín dụng là gì, Điểm tín dụng tại CIC được chấm như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Điểm tín dụng là chỉ số phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Điểm tín dụng cho biết khả năng một khách hàng vay có thể trả nợ và thanh toán các khoản phí thường xuyên và đầy đủ. Điểm tín dụng được ghi nhận tại CIC.
Điểm tín dụng càng cao tương ứng với rủi ro không thanh toán được các khoản nợ càng thấp và khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.
Nói một cách dễ hiểu, điểm tín dụng càng cao thì khả năng thì tiếp cận khoản vay cao. Ngược lại nếu điểm tín dụng thấp thì người vay khó có khả năng tiếp cận khoản vay.
Tại CIC, điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các thông tin tín dụng của khách hàng vay, bao gồm: Thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán của các khoản vay và một số thông tin liên quan khác.
Theo đó, CIC sẽ thu thập những thông tin sau đây và căn cứ vào những thông tin tài liệu thu thập, CIC tiến hành phân loại nợ xấu thành từng nhóm để giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể tra cứu lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp:
(i) Số tiền đã vay, đang vay, đã từng vay.
(ii) Mục đích sử dụng khoản tiền khi vay.
(iii) Hợp đồng tín dụng ký kết với những ngân hàng nào.
(iv) Thời gian trả nợ, lịch sử thanh toán khoản vay.
(v) Tình trạng hiện tại của những khoản nợ.
(vi) Tài sản thế chấp ngân hàng khi vay(nếu có).
Theo mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân của CIC, điểm tín dụng của khách hàng vay được áp dụng theo nguyên tắc: “Điểm cao – Tín nhiệm cao – rủi ro thấp”.
Lưu ý: Các thông tin trên về “Điểm tín dụng là gì? Điểm tín dụng trên CIC được chấm như thế nào?” chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày).
Nhóm 2: Nợ cần chú ý (nợ quá hạn đến 90 ngày).
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày).
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày).
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (nợ quá hạn trên 360 ngày).
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán (nợ xấu nội bảng), gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Theo đó, quá hạn từ 91 ngày trở lên thì bị coi là nợ xấu, bao gồm các nhóm nợ 3, 4, 5. Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ thì khi đến hạn thanh toán như đã cam kết theo hợp đồng tín dụng.
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về “CIC là gì? Điểm tín dụng là gì? Điểm tín dụng tại CIC được chấm như thế nào? Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại nợ như thế nào?” Lưu ý nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.