Doanh nghiệp xã hội có được mở chi nhánh không? Thành phần hồ sơ doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội? Doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
>> SOP là gì? Văn bản pháp luật nào quy định về SOP?
>> Năm 2025, những đối tượng nào phải nộp phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
(i) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020.
(ii) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
(iii) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Lưu ý: Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại mục (ii) và mục (iii) (theo khoản 3 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020).
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Do đó, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xã hội nói riêng đều có quyền lập chi nhánh.
Như vậy, doanh nghiệp xã hội được mở chi nhánh theo quy định pháp luật.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Doanh nghiệp xã hội được phép mở chi nhánh (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định thành phần hồ sơ doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bao gồm:
(i) Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
(ii) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp về việc thông qua nội dung Cam kết của: Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung Cam kết.
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Trường hợp nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi:
Doanh nghiệp xã hội phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thông qua nội dung thay đổi của Cam kết đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thông qua nội dung thay đổi của Cam kết.
(Theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
(i) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật.
(ii) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
(iii) Duy trì mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng trong suốt quá trình hoạt động.
Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
(iv) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.
(v) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.