Trong năm 2025, những đối tượng nào phải nộp phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản?
>> Cơ sở hạ tầng là gì? Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế là gì?
>> Cách nhận biết bị tấn công DDoS là gì? Tấn công DDoS có chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bao gồm 03 đối tượng như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.
(ii) Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.
(iii) Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Những đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản năm 2025
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) Căn cứ 3 Điều 7 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, đối với trường hợp thu hồi than lẫn trong đất đá bóc, đất đá thải, số phí bảo vệ môi trường phải nộp thực hiện theo công thức sau đây.
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K
Trong đó:
- F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).
- Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).
Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
- f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.
- Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).
Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
- f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/ m3).
- K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác.
Trong đó:
Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.
Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
(ii) Trường hợp than lẫn trong đất đá phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra thì căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra khối lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, người nộp phí bảo vệ môi trường thực hiện kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí theo quy định sau đây:
(i) Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
(ii) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
(iii) Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.