Tấn công DDoS có chịu trách nhiệm hình sự không? Để nhận biết một cuộc tấn công DDoS, cần chú ý đến những dấu hiệu nào? Ngoài ra, pháp luật có quy định gì về tấn công mạng?
>> DDoS là gì? Tấn công DDoS bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Halal là gì? Thị trường Halal là gì? Thị trường Halal gồm những mặt hàng nào?
- Một trong những khó khăn lớn nhất khi đối phó với cuộc tấn công DDoS là sự thiếu cảnh báo. Mặc dù một số nhóm hacker lớn có thể gửi đe dọa, nhưng đa số kẻ tấn công sẽ thực hiện lệnh tấn công mà không thông báo trước.
- Ban đầu, bạn có thể không nhận ra rằng đó là một cuộc tấn công DDoS và có thể nghĩ rằng máy tính của bạn chỉ gặp phải những vấn đề thông thường. Dù đã kiểm tra máy tính và thực hiện các bước kiểm tra cơ bản, bạn chỉ thấy lượng lớn lưu lượng truy cập mạng và tài nguyên đang được sử dụng tối đa.
- Thông thường, các máy chủ của website bị tấn công DDoS sẽ có những dấu hiệu rõ rệt. Mặc dù mạng Internet của bạn vẫn ổn định và bạn có thể truy cập vào các website khác bình thường, nhưng mạng của bạn hoặc hệ thống lại chậm một cách bất thường khi truy cập vào website đó.
- Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra xem email của mình có nhận được nhiều thư rác hay không. Việc không thể truy cập vào một phần của website hoặc không vào được nhiều website cũng là những dấu hiệu cho thấy có thể đang xảy ra một cuộc tấn công DDoS.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
[TIỆN ÍCH] >> CÔNG VIỆC PHÁP LÝ
Tấn công DDoS có chịu trách nhiệm hình sự không (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tấn công mạng được quy định theo khoản 8 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018
8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
Quý khách hàng xem thêm >> DDoS là gì? Tấn công DDoS bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015, quy định chi tiết như sau:
1. Người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều 289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
d) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
e) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 24 giờ đến dưới 168 giờ hoặc từ 10 lần đến dưới 50 lần trong thời gian 24 giờ;
g) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 72 giờ đến dưới 168 giờ.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
b) Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin, giao dịch tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
c) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 1.500.000.000 đồng trở lên;
đ) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ;
e) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức 168 giờ trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Do đó, đối với hành vi tấn công mạng DDoS, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.