DDoS là gì? Pháp luật có quy định nào giải thích về DDoS hay không? Khi bị tấn công DDoS xử lý thế nào? Đối với những người có hành vi tấn công DDoS bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Halal là gì? Thị trường Halal là gì? Thị trường Halal gồm những mặt hàng nào?
>> Cơ sở dữ liệu là gì? Việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như thế nào?
Cụ thể về “DDoS là gì?”, theo khoản 3.4 Mục 1 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ ban hành kèm theo Quyết định 923/QĐ-BTTTT ngày 20/05/2024, giải thích về DDoS như sau:
DdoS hay còn gọi là tấn công từ chối dịch vụ phân tán, tên gọi tiếng Anh là Distributed Denial of Service. Theo đó, tấn công từ chối dịch vụ phân tán là một hình thức tấn công mạng với mục đích làm giảm khả năng sử dụng của hệ thống, xuất phát từ nhiều nguồn tấn công phân tán khác nhau.
Bên cạnh đó, tại khoản 8 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 có giải thích về hành vi tấn công mạng được hiểu là hành động sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc các phương tiện điện tử nhằm mục đích phá hoại hoặc làm gián đoạn hoạt động của các mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cũng như các cơ sở dữ liệu và thiết bị điện tử.
Để hiểu rõ hơn về DdoS, quý khách hàng có thể tham khảo một số hình thức DDoS phổ biến hiện nay, bao gồm:
1 |
SYN Flood |
6 |
Fraggle Attack |
2 |
UDP Flood |
7 |
Slowloris |
3 |
HTTP Flood |
8 |
NTP Amplification |
4 |
Ping of Death |
9 |
HTTP GET |
5 |
Smurf Attack |
10 |
Advanced persistent Dos (APDos) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
DDoS là gì; Tấn công DDoS bị phạt bao nhiêu tiền (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Khi bị tấn công DDoS, quý khách hàng có thể tham khảo và thực hiện theo những cách giải quyết dưới đây:
(i) Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
(ii) Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ (host).
(iii) Liên hệ với các chuyên gia.
Lưu ý, những nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đối với các hành vi tấn công DDoS có thể xem là hành vi tấn công mạng. Cụ thể là xử lý theo mức phạt tiền tại Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về các hành vi vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng, như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác;
b) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
c) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;
d) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;
đ) Làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên sẽ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền nêu trên.
Quý khách hàng xem thêm >> Tấn công DDoS có chịu trách nhiệm hình sự không?