SOP là gì? Văn bản pháp luật nào quy định về SOP? SOP thường áp dụng trong các lĩnh vực nào? Tại sao SOP lại quan trọng trong doanh nghiệp?
>> Năm 2025, những đối tượng nào phải nộp phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản?
>> Cơ sở hạ tầng là gì? Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế là gì?
SOP là từ viết tắt của Standard Operating Procedure (Quy trình vận hành tiêu chuẩn).
Theo đó, SOP là tài liệu hướng dẫn quy trình làm việc chuẩn, được sử dụng để đảm bảo rằng các hoạt động trong một tổ chức được thực hiện một cách nhất quán và hiệu quả. SOP giúp giảm thiểu sai sót, nâng cao chất lượng công việc và tạo điều kiện cho việc đào tạo nhân viên mới.
Ví dụ:
Trong xuất, nhập khẩu, SOP là hệ thống quy trình thao tác chuẩn cho nhân viên. Chẳng hạn, SOP quy định cách vận chuyển/đóng gói/lưu kho/bảo quản hàng hóa ra sao, từ đó đảm bảo chất lượng tốt nhất trong suốt quá trình sản xuất đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Trong kinh doanh, SOP là bộ quy trình vận hành tiêu chuẩn được thiết kế nhằm đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách nhất quán, hiệu quả và đạt chất lượng cao.
Lưu ý: Nội dung trên về “SOP là gì?” chỉ mang tính tham khảo.
SOP thường được áp dụng trong các lĩnh vực sau:
(i) Sản xuất và công nghiệp như quản lý dây chuyền sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, bảo trì máy móc. Đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp.
(ii) Tài chính, ngân hàng như quy trình giao dịch tài chính, quản lý tài khoản khách hàng, kiểm soát nội bộ.
(iii) Dịch vụ khách hàng, bán lẻ như quy trình tiếp nhận, xử lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát giao dịch tại điểm bán.
(iv) Logistics và vận tải như quy trình lưu trữ, vận chuyển, giao nhận hàng hóa,…
(v) Nhà hàng và khách sạn như quy trình phục vụ khách hàng, quản lý đặt phòng, chế biến món ăn; Quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và duy trì tiêu chuẩn dịch vụ.
(vi) Giáo dục và đào tạo như quy trình tuyển sinh và quản lý sinh viên, quản lý chương trình học, tổ chức thi cử, giám sát chất lượng đào tạo.
(vii) Quản trị nhân sự như quy trình tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, quy trình xử lý khiếu nại, quản lý phúc lợi cho nhân viên.
(viii) Marketing và truyền thông như quản lý chiến dịch quảng cáo, tương tác trên mạng xã hội; quy trình tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
SOP quan trọng trong doanh nghiệp bởi các lý do sau:
(i) Đảm bảo tính nhất quán: SOP giúp đảm bảo rằng tất cả nhân viên thực hiện công việc theo cùng một cách, giảm thiểu sự khác biệt trong chất lượng và hiệu suất.
(ii) Nâng cao hiệu quả: Khi có quy trình rõ ràng, nhân viên có thể làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu thời gian lãng phí.
(iii) Thuận lợi trong đào tạo và hướng dẫn: SOP là công cụ hữu ích để đào tạo nhân viên mới, giúp họ hiểu rõ về quy trình và tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
(iv) Giúp doanh nghiệp có thể cải tiến liên tục: SOP có thể được cập nhật và cải tiến theo thời gian, giúp doanh nghiệp thích ứng với thay đổi và nâng cao quy trình làm việc.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
SOP là gì, Văn bản pháp luật nào quy định về SOP (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, không có quy định cụ thể nào trực tiếp dùng thuật ngữ SOP hay quy định SOP là gì. Tuy nhiên, một số văn bản pháp luật có nội dung tương tự hướng dẫn về các quy trình hoặc yêu cầu chuẩn hóa quy trình làm việc, có thể coi là liên quan đến SOP, như:
(i) Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
Ví dụ: Quy định về lấy mẫu và xử lý mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BKHCN.
(ii) Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
(iii) Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
(iv) Quyết định 1603/QĐ-BHXH năm 2024 về Quy trình ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(v) Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022 về Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Ngoài các văn bản pháp luật, SOP còn được quy định trong các quy định nội bộ tại các doanh nghiệp, tổ chức.