Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được tính theo công thức được quy định tại Nghị định 27/2023/NĐ-CP.
>> CIC là gì? Điểm tín dụng là gì? Điểm tín dụng tại CIC được chấm như thế nào?
>> Doanh nghiệp xã hội có được mở chi nhánh không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K |
Trong đó:
- F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).
- Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).
Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
- f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/ m3.
- Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).
Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định 158/2016/NĐ-CP.
- f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).
- K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.
Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, việc kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường được quy định như sau:
(i) Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
(ii) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
(iii) Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than; khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại quy định tại Biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Nghị định 27/2023/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 27/2023/NĐ-CP, tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 6. Mức thu phí - Nghị định 27/2023/NĐ-CP 1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3. 2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản) theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này. 4. Căn cứ nguyên tắc xác định mức thu phí quy định tại Luật Phí và lệ phí, Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này và tham khảo mức thu phí của các địa phương có khai thác khoáng sản tương tự thuộc đối tượng chịu phí, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ. |