Thành lập công ty chuyên về trồng cây chôm chôm, nhãn, vải thì phải đăng ký mã ngành nào? Có được phép đăng ký mã ngành 0121 hay không?
>> Mã ngành 0125 là gì? Trồng cây cao su thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, Mã ngành 0121 là về ngành trồng cây ăn quả.
Các ngành trồng cây ăn quả thuộc nhóm mã ngành 0121 bao gồm:
Mã ngành 0121 – 01211 bao gồm: Trồng nho làm nguyên liệu sản xuất rượu nho và trồng nho ăn quả.
Loại trừ: Sản xuất rượu nho được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang).
Mã ngành 0121 – 01212 bao gồm: Trồng cây xoài, cây chuối, cây đu đủ, cây vả, cây chà là, cây thanh long, các loại cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Mã ngành 0121 – 01213 bao gồm: Trồng cây cam, cây chanh, cây quít, cây bưởi, các loại cam, quít khác.
Mã ngành 0121 – 01214 bao gồm: Trồng cây táo, cây mận, cây mơ, cây anh đào, cây lê và các loại quả có hạt như táo khác.
Mã ngành 0121 – 01215 bao gồm: Trồng cây nhãn, cây vải, cây chôm chôm.
Mã ngành 0121 – 01219 bao gồm: Trồng các loại cây ăn quả chưa được phân vào các nhóm từ 01211 đến 01215. Gồm: Trồng cây ăn quả dạng bụi và cây có quả hạnh nhân như cây có quả mọng, cây mâm xôi, cây dâu tây, cây hạt dẻ, cây óc chó,...
Loại trừ: Trồng cây điều được phân vào nhóm 01230 (Trồng cây điều).
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên kinh doanh về trồng cây nhãn, vải, chôm chôm thì có thể đăng ký mã ngành 0121 - 01215 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0121: Trồng cây ăn quả (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm những danh mục và nội dung sau:
(i) Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U.
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng.
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng.
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng.
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
(ii) Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:
- Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
- Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC ĐẾN NĂM 2030 - Quyết định 4085/QĐ-BNN-TT ... 4. Cây vải Ổn định diện tích khoảng 55 ngàn ha, sản lượng 330-350 ngàn tấn; bố trí cơ cấu giống vải chín sớm khoảng 30% diện tích, chính vụ khoảng 70% diện tích. Các tỉnh sản xuất vải trọng điểm: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. Bình tuyển, phục tráng các giống vải đặc sản địa phương, kết hợp chọn tạo, nhập nội, chuyển giao các giống mới chất lượng, chín sớm (thu hoạch trong khoảng tháng 5). Áp dụng đồng bộ gói kỹ thuật thâm canh trong điều kiện biến đổi khí hậu: ghép cải tạo, tỉa cành, tạo tán, kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả... 5. Cây nhãn Ổn định diện tích khoảng 85 ngàn ha, sản lượng 700 - 750 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất nhãn trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai), vùng đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng). Bố trí cơ cấu các giống nhãn ở các tỉnh phía Bắc với giống chín sớm 10%, chính vụ 50% và chín muộn 40% diện tích; các tỉnh phía Nam diện tích chính vụ 50%, rải vụ thu hoạch 50%. Tiếp tục chọn tạo, nhập nội các giống nhãn mới chất lượng: giống dễ xử lý ra hoa, quả to, màu vỏ sáng, thịt quả dày, hạt nhỏ, chống chịu với chổi rồng và có thời gian bảo quản kéo dài. Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, hữu cơ, an toàn trong sản xuất; đốn tỉa tạo hình, tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả, kỹ thuật bao quả; phát triển các vùng sản xuất nhãn có chứng nhận, cấp mã số vùng trồng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. ... 9. Cây chôm chôm Ổn định diện tích khoảng 25 ngàn ha, sản lượng 400 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất chôm chôm trọng điểm: Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long. Bình tuyển, phục tráng các giống chôm chôm đặc sản địa phương, kết hợp chọn tạo, nhập nội, mở rộng giống mới chất lượng, có khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu tỷ lệ diện tích chôm chôm chính vụ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 50%, rải vụ 50%. Tổ chức liên kết giữa các hộ tại vùng sản xuất tập trung với các doanh nghiệp xuất khẩu. Chú trọng chuyển giao công nghệ bảo quản sau thu hoạch vải, đẩy mạnh sản xuất an toàn (VietGAP) và cấp mã số vùng trồng. |