Thành lập công ty chuyên về trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm thì phải đăng ký mã ngành nào? Có được đăng ký mã ngành 0128 không?
>> Mã ngành 0124 là gì? Trồng cây hồ tiêu thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0127 là gì?Trồng cây chè thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 0128 là về trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm. Căn cứ quy định Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, nhóm này bao gồm:
- 01281: Trồng cây gia vị lâu năm
Nhóm này gồm: Trồng các loại cây chủ yếu làm gia vị như cây đinh hương, cây vani,...
Loại trừ: Trồng cây hồ tiêu được phân vào nhóm 01240 (Trồng cây hồ tiêu).
- 01282: Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm
Nhóm này gồm: Trồng cây lâu năm để làm thuốc và sản xuất hương liệu: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh không qua chế biến (thuốc nam, thuốc bắc) như: hoa nhài, hồi, ý dĩ, tam thất, sâm, sa nhân,...
Loại trừ: Các hoạt động trồng quế, thảo quả, ... được phân vào nhóm 02103 (Trồng rừng và khai thác rừng khác).
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên về trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm thì có thể đăng ký mã ngành 0128 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0128: Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 0128 bao gồm nhóm 01281 - 01282 sẽ loại trừ trồng cây hồ tiêu được phân vào nhóm 01240 và các hoạt động trồng quế, thảo quả,…được phân vào nhóm 02103 là trồng rừng và khai thác rừng khác.
Căn cứ Điều 9 Luật Trồng trọt 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt bao gồm:
(i) Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng chưa được quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
(ii) Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
(iii) Sản xuất, buôn bán giống cây trồng không đáp ứng điều kiện sản xuất, buôn bán; sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón.
(iv) Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp khác và sản phẩm cây trồng giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
(v) Cung cấp thông tin về giống cây trồng, phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố.
(vi) Thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, giám định, chứng nhận chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón.
(vii) Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định ruộng giống, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy về vật tư nông nghiệp và sản phẩm cây trồng.
(viii) Xuất khẩu trái phép giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu.
(ix) Canh tác gây hại cho cây trồng, vật nuôi và sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường; suy thoái và cạn kiệt tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học.
(x) Khai thác, sử dụng trái phép tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước vào mục đích phi nông nghiệp.
Điều 22. Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng – Luật Trồng trọt 2018 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng; b) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở. 2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |