Thành lập công ty chuyên về trồng cây lấy sợi thì phải đăng ký mã ngành nào? Có được phép đăng ký mã ngành 0116 hay không?
>> Mã ngành 0123 là gì? Trồng cây điều thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 0116- 01160 là về trồng cây lấy sợi. Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây bông, đay, cói, gai, lanh, và cây lấy sợi khác theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên về trồng cây lấy sợi thì có thể đăng ký mã ngành 0116 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0116: Trồng cây lấy sợi (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Cây lấy sợi là các loại cây có nguyên liệu sợi ở thân, quả và các bộ phận khác, có thể kéo thành sợi dệt vải hay bện thành dây, thừng, thảm, lưới, võng, ….
- Có 03 nhóm cây lấy sợi:
+ Cây có hạt cho sợi (ví dụ: bông).
+ Cây cho sợi mềm ở thân (ví dụ: lanh, gai, đay).
+ Cây cho sợi cứng ở thân, lá (ví dụ: dứa sợi, chuối sợi và một số loài cây dừa, cọ nhiệt đới).
Căn cứ Điều 3 Luật Trồng trọt 2018, nguyên tắc hoạt động trồng trọt được quy định như sau:
(i) Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
(ii) Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.
(iii) Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước, quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
(iv) Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; bảo vệ hệ thống canh tác bền vững, di sản, cảnh quan, văn hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới.
(v) Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu.
(vi) Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 5. Chiến lược phát triển trồng trọt – Luật Trồng trọt 2018 1. Chiến lược phát triển trồng trọt được xây dựng cho chu kỳ 10 năm, định hướng 20 năm; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch có liên quan. 2. Chiến lược phát triển trồng trọt xác định quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển trồng trọt trên phạm vi toàn quốc. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt. Điều 7. Hợp tác quốc tế về trồng trọt – Luật Trồng trọt 2018 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về trồng trọt với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế. 2. Nội dung ưu tiên hợp tác quốc tế về trồng trọt bao gồm: a) Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, quy trình và công nghệ sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, trao đổi thông tin và nguồn gen cây trồng; b) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong trồng trọt; c) Hợp tác đầu tư, liên kết sản xuất, dự báo và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng; d) Xây dựng và thừa nhận lẫn nhau về hệ thống chứng nhận chất lượng trong trồng trọt. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện hợp tác quốc tế về trồng trọt. |