Kinh doanh chuyên về trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp thì phải đăng ký mã ngành nào? Có được phép đăng ký mã ngành 0210 hay không?
>> Mã ngành 0123 là gì? Trồng cây điều thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0119 là gì? Trồng cây hàng năm khác thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ quy định tại Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 021 -0210 là về trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp.
Nhóm này gồm các hoạt động nhằm phát triển, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học các loại rừng; gồm hoạt động trồng rừng tập trung, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng, chăm sóc rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. Các hoạt động trên được thực hiện ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Nhóm này còn bao gồm các hoạt động chuyên ươm giống cây lâm nghiệp; trồng cây lâm nghiệp phân tán có mục đích thương mại tại những diện tích có quy mô chưa đạt tiêu chuẩn rừng.
Loại trừ: Hoạt động trồng, chăm sóc cây tại các công viên, khu giải trí được phân vào nhóm 80300 (Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan).
Như vậy, bạn định kinh doanh chuyên về trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp thì có thể đăng ký mã ngành 0210 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0210: Trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
(i) 02101: Trồng rừng và chăm sóc rừng cây thân gỗ.
Nhóm này gồm:
- Trồng rừng và chăm sóc rừng nhằm mục đích lấy gỗ phục vụ cho xây dựng (làm nhà, cốt pha,...), đóng đồ mộc gia dụng, gỗ trụ mỏ, tà vẹt đường ray, làm nguyên liệu giấy, làm ván ép,...
- Khoanh nuôi tái sinh rừng.
(ii) 02102: Trồng rừng và chăm sóc rừng họ tre.
Nhóm này gồm: Trồng rừng và chăm sóc rừng tre, nứa, luồng, vầu nhằm mục đích phục vụ cho xây dựng, làm nguyên liệu đan lát vật dụng và hàng thủ công mỹ nghệ, làm nguyên liệu giấy, làm tấm tre, nứa, luồng, vầu ép, trồng luồng để lấy măng.
(iii) 02103: Trồng rừng và chăm sóc rừng khác.
Nhóm này gồm: Trồng rừng và chăm sóc rừng khác chưa kể ở trên. Cụ thể:
- Trồng cây bóng mát, cây lấy củi, cây đặc sản (hạt dẻ, thông lấy nhựa,...).
- Trồng rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển,...
- Trồng rừng đặc dụng: Sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh,...
(iv) 02104: Ươm giống cây lâm nghiệp
Nhóm này gồm: Ươm các loại cây giống cây lâm nghiệp để trồng rừng tập trung và trồng cây lâm nghiệp phân tán nhằm mục đích phục vụ sản xuất, phòng hộ, đặc dụng,...
Mã ngành 0210 sẽ loại trừ đối với hoạt động trồng, chăm sóc cây tại các công viên, khu giải trí được phân vào nhóm 81300 (Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan).
Nhóm thuộc mã ngành 81300 bao gồm:
- Trồng cây, chăm sóc và duy trì:
+ Công viên và vườn hoa.
+ Nhà riêng và công cộng.
+ Công trình công cộng hoặc bán công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính, nhà thờ...).
+ Khu đất đô thị (công viên, khu vực cây xanh, nghĩa trang...).
+ Cây trên trục cao tốc (đường bộ, đường tàu hỏa, xe điện, cảng).
+ Tòa nhà công nghiệp và thương mại.
- Trồng cây xanh cho:
+ Các tòa nhà (vườn trên nóc, vườn ở mặt trước, vườn trong nhà).
+ Sân thể thao, sân chơi và công viên giải trí khác (sân thể thao, sân chơi, bãi cỏ phơi nắng, sân golf).
+ Vùng nước tĩnh và động (bồn, vùng nước đối lưu, ao, bể bơi, mương, sông, suối, hệ thống cây xanh trên vùng nước thải).
+ Trồng cây để chống lại tiếng ồn, gió, sự ăn mòn, chói sáng.
Nhóm này cũng gồm:
- Thiết kế và dịch vụ xây dựng phụ.
- Làm đất tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sinh thái học.
>> Quý khách hàng có thể tham khảo thêm chi tiết tại bài: Mã ngành 8130 là gì? Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan thì đăng ký mã ngành nào?
Điều 6. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt – Luật Trồng trọt 2018 1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ. 2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm: a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt; chọn, tạo giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích; phát triển phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, kỹ thuật canh tác và bảo vệ môi trường trong trồng trọt; nghiên cứu khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng, công nghệ sau thu hoạch; b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng quý, hiếm, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng; c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu. |