Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được nhận lãi tiền ký quỹ trước đó không? Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được quy định thế nào?
>> Người lao động nghỉ không phép quá 5 ngày làm việc bị xử lý thế nào?
>> Đắk Lắk tổ chức bắn pháo hoa đêm Giao thừa đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở những điểm nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, quy định tiền ký quỹ của người lao động như sau:
Tiền ký quỹ của người lao động
…
3. Người lao động được nhận lại cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trưòng hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra; nếu tiền ký quỹ còn thừa thì phải trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung.
…
Như vậy, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được nhận cả gốc và lãi tiền ký quỹ khi thanh lý hợp đồng.
![]() |
Mức trần tiền ký quỹ đối với người lao động tại một số thị trường, ngành, nghề |
Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có được nhận lãi tiền ký quỹ trước đó không
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 24 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (“doanh nghiệp dịch vụ”) như sau:
(i) Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được gửi tại ngân hàng và chỉ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả số tiền đã sử dụng và bảo đảm mức ký quỹ theo quy định.
(ii) Trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 29 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh đối với người lao động chưa thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại thời điểm chuyển giao.
Sau khi trừ phí dịch vụ ngân hàng, nếu tiền ký quỹ còn thừa thì doanh nghiệp dịch vụ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Lưu ý: Mức ký quỹ, việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp được quy định chi tiết bởi Chương IV Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây:
(i) Được thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
(ii) Được thỏa thuận với người lao động về tiền dịch vụ, tiền ký quỹ, bảo lãnh để thực hiện hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
(iii) Được đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi doanh nghiệp dịch vụ đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng hoặc kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
(iv) Được quyền khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.