Địa chỉ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở đâu? Mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ? Nội quy khi vào tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh gồm những nội dung gì? Giá vé là bao nhiêu?
>> BOQ là gì? Mẫu bảng tính BOQ trong xây dựng?
>> Dạy thêm bao nhiêu học sinh phải đăng ký kinh doanh?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp thắc mắc về “Địa chỉ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở đâu? Mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ? Giá vé là bao nhiêu?”, quý khách hàng có thể tham khảo.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh có tên gọi tiếng Anh là WAR REMNANTS MUSEUM.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một đơn vị thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Nó nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Bảo tàng chuyên nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày các tư liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng nhằm giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó có hơn 1.500 tài liệu, hiện vật và phim ảnh đã được giới thiệu trong 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên. Trong suốt 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp hơn 15 triệu lượt khách tham quan từ trong và ngoài nước. Hiện nay, với khoảng 500.000 lượt khách mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã trở thành một trong những địa chỉ văn hóa du lịch hấp dẫn, được công chúng trong và ngoài nước tín nhiệm.
Dưới đây là một số thông tin liên hệ, cũng như địa chỉ của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh:
Địa chỉ |
: |
28 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh |
Số điện thoại |
: |
(+84)822030682 - (+84)2839306325 |
|
: |
|
Website |
: |
https://baotangchungtichchientranh.vn/ |
Lưu ý rằng, nội dung tại “Địa chỉ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở đâu? Mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ? Giá vé là bao nhiêu?" chỉ mang tính tham khảo.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giải đáp thắc mắc: Địa chỉ Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở đâu; Mở cửa từ mấy giờ đến mấy giờ; Giá vé là bao nhiêu (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo thông tin từ nguồn tham khảo, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh mở cửa từ 07h30 - 17h30 tất cả các ngày trong tuần.
Quầy vé Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh sẽ đóng cửa lúc 17h00.
NỘI QUY THAM QUAN BẢO TÀNG
1. Trang phục lịch sự, cư xử đúng mực khi vào tham quan Bảo tàng.
2. Để xe đúng nơi quy định; giữ gìn trật tự, vệ sinh.
3. Xếp hàng khi mua vé, dán logo lên áo và xuất trình vé cho nhân viên kiểm soát trước khi vào tham quan.
4. Gửi lại hành lý cồng kềnh (nếu có) tại phòng trực và tự bảo quản tiền, tư trang.
5. Tuân thủ sự hướng dẫn của nhân viên và các bảng hướng dẫn trong quá trình tham quan.
6. Không mang theo vũ khí, chất độc, chất cấm, chất dễ cháy/nổ vào Bảo tàng.
7. Không hút thuốc trong khuôn viên nhà trưng bày; không viết hoặc vẽ lên hiện vật.
8. Mọi hoạt động ghi âm, ghi hình có chủ đề hoặc tổ chức các hoạt động khác phải được sự cho phép của Bảo tàng.
9. Liên hệ nhân viên để được hỗ trợ khi có nhu cầu đăng ký hướng dẫn tham quan, có thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu khác.
10. Chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây ra bất cứ tổn thất nào cho Bảo tàng.
Giá vé tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là: 40.000 đồng/người/lượt.
Chế độ miễn, giảm Giá vé tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh:
Lưu ý rằng, đối với các trường hợp được miễn hoặc giảm, cần xuất trình giấy tờ chứng minh thuộc các đối tượng được miễn, giảm theo quy định.
I. Miễn phí tham quan đối với các trường hợp sau:
1. Trẻ em dưới 6 tuổi;
2. Người khuyết tật đặc biệt nặng quy định tại Khoản 1 – Điều 11 – Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ;
3. Hộ nghèo: quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
II. Giảm 50%phí tham quan đối với các trường hợp sau:
1. Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.
2. Sinh viên, học sinh đang học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam;
3. Người cao tuổi: là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, quy định tại Điều 2 - Luật Người cao tuổi;
4. Người khuyết tật nặng: quy định tại Khoản 2 – Điều 11 – Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ;
5. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo Điều 2 – QĐ170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ gồm:
*Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ;
*Người có công với cách mạng:
a) Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ "tiền khởi nghĩa";
b) Thân nhân liệt sĩ;
c) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh;
đ) Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.
*Người thuộc diện chính sách xã hội:
a) Người tàn tật, người già cô đơn;
b) Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội;
c) Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
|