Người lao động nghỉ không phép quá 5 ngày làm việc bị xử lý thế nào? Người lao động có bao nhiêu ngày phép năm? Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương của người lao động?
>> Đắk Lắk tổ chức bắn pháo hoa đêm Giao thừa đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở những điểm nào?
>> Người lao động bao nhiêu tuổi thì có thể tự ký kết hợp đồng lao động?
Theo Bộ luật Lao động 2019 thì tùy theo từng trường hợp nghỉ việc của người lao động, công ty sẽ áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng. Đối với người lao động nghỉ không phép quá 05 ngày làm việc, có thể chia thành 02 trường hợp như sau:
Trường hợp 1
Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019).
Trường hợp 2
Công ty có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải nếu người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng (theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019).
Do đó, dựa vào từng trường hợp cụ thể xảy ra trên thực tế, công ty có thể quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động nghỉ không phép quá 05 ngày làm việc.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Người lao động nghỉ không phép quá 5 ngày làm việc bị xử lý thế nào (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, quy định ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động như sau:
(i) Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một công ty thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc: đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
- 14 ngày làm việc: đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- 16 ngày làm việc: đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(ii) Trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng cho một công ty thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Lưu ý:
- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm (theo khoản 6 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
- Cứ đủ 05 năm làm việc cho một công ty thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động tại khoản (i) Mục này được tăng thêm tương ứng 01 ngày (theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương của người lao động như sau:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.