Hành vi nào của người sử dụng lao động được coi là trốn đóng bảo hiểm y tế từ 07/2025? Hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế sẽ có những biện pháp xử ký như thế nào?
>> Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như thế nào là đúng trình tự?
>> Khám sức khỏe có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48b Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa, đổi bổ sung bởi khoản 33 Điều 1 Luật số 51/2024/QH15) quy định về trốn đóng bảo hiểm y tế như sau:
1. Trốn đóng bảo hiểm y tế là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế;
b) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 của Luật này và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ;
d) Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này nhưng có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế.
Căn cứ theo quy định trên, người sử dụng lao động trong các trường hợp sau được xem là có hành vị trốn đóng bảo hiểm y tế:
- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm y tế 2008 mà người sử dụng lao động không lập danh sách hoặc lập danh sách không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm y tế.
- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế thấp hơn tiền lương quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm y tế sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế chậm nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định của Chính phủ.
- Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Hành vi nào của người sử dung lao động được coi là trốn đóng bảo hiểm y tế từ 07/2025
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ tại Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật số 51/2024/QH15) quy định về xử hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm y tế như sau:
- Các biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm y tế cụ thể:
+ Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
- Các biện pháp xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế cụ thể:
+ Bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế trốn đóng và số ngày trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
+ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
+ Không xem xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 24 Điều 1 Luật số 51/2024/QH15) quy định về phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bênh bảo hiểm y tế bao gồm:
- Thanh toán theo định suất.
- Thanh toán theo giá dịch vụ.
- Thanh toán theo nhóm chẩn đoán.