Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 là thứ mấy? Ngày mấy dương lịch? Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 người lao động được nghỉ mấy ngày? Giỗ Tổ Hùng Vương có được tổ chức bắn pháo hoa nổ không?
>> 27/2 là ngày gì? 27/2 có phải là ngày lễ lớn trong nước không?
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 rơi vào thứ Hai, ngày 7 tháng 4 dương lịch (tức ngày 10 tháng 3 âm lịch). Đây là ngày lễ lớn của Việt Nam nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng.
Như vậy, Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 rơi vào thứ Hai, ngày 07/4 dương lịch.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 rơi vào thứ Hai, ngày 07/4 dương lịch (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ 01 ngày hưởng nguyên lương.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 rơi vào thứ Hai, ngày 7/4 Dương lịch, nên lịch nghỉ lễ sẽ có hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Đối với các cơ quan, đơn vị có chế độ nghỉ cố định vào thứ Bảy và Chủ Nhật, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 3 ngày, từ thứ Bảy (5/4) đến hết thứ Hai (7/4).
Trường hợp 2: Đối với các doanh nghiệp vẫn làm việc vào thứ Bảy và chỉ nghỉ cố định vào Chủ Nhật, người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày liên tiếp, gồm Chủ Nhật (6/4) và thứ Hai (7/4).
Trên đây là nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 của người lao động.
>> Xem thêm: Lễ 30/4 và 01/5 năm 2025 người lao động nghỉ mấy ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP), các trường hợp Tổ chức bắn pháo hoa nổ bao gồm:
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
Như vậy, Giỗ Tổ Hùng Vương tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng.
Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09/3 âm lịch.