Đồng Tháp sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới Đồng Tháp sau sáp nhập? Sáp nhập tỉnh thành, có phải làm lại thẻ CCCD không?
>> Khánh Hòa sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập là gì?
>> Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới sau sáp nhập là gì?
Nghị quyết hội nghị lần thứ 11 ban Chấp hành Trung ương Đảng (Nghị quyết 60-NQ/TW) ban hành ngày 12/4/2025 vừa công bố danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập.
Theo đó, Đồng Tháp sẽ sáp nhâp với tỉnh Tiền Giang, lấy tên mới sau sáp nhập là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
Ngoài ra, Việt Nam sau sáp nhập có 34 đơn vị hành chính gồm 06 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh. 29 tỉnh sẽ không còn tồn tại sau sáp nhập, 11 tỉnh được giữ nguyên không thuộc diện sáp nhập.
>> Xem chi tiết tại các bài viết sau:
Tên các tỉnh không còn tồn tại sau sáp nhập theo Nghị quyết 60-NQ/TW
MỚI: Danh sách tên các tỉnh sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 năm 2025
Trên đây là toàn bộ giải đáp về: Đồng Tháp sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới Đồng Tháp sau sáp nhập?
Lưu ý: Đây chỉ là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025.
![]() |
Toàn văn Nghị Quyết 60-NQ/TW năm 2025 |
Đồng Tháp sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới Đồng Tháp sau sáp nhập
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi thẻ Căn cước như sau:
Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
e) Xác lập lại số định danh cá nhân;
g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, việc cấp đổi thẻ CCCD do sắp xếp đơn vị hành chính sẽ được thực hiện theo yêu cầu của người dân khi thông tin trên thẻ bị thay đổi.
Như vậy, người dân không bắt buộc phải đổi thẻ CCCD do sáp nhập tỉnh thành.
Theo Điều 15 Dự thảo ghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính có quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sáp nhập tỉnh thành như sau:
1. Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau:
a) Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
b) Cản bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách đặc thù theo khu vực hoặc theo vùng như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
2. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và thôn, tổ dân phố có thay đổi tên gọi sau khi thực hiện sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và thôn, tổ dân phố để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh sẽ tiếp tục áp dụng theo quy định như trước khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cho đến khi có quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2025 mới nhất
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc: Đồng Tháp sáp nhập với tỉnh nào? Tên gọi mới Đồng Tháp sau sáp nhập? Sáp nhập tỉnh thành, có phải làm lại thẻ CCCD không? Giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành phải không?